- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đào tiên - Crescentia cujete L,. thuộc họ Núc nác - Bigno niaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, không lông, lá xanh đậm, nhẵn, cứng, mọc khít nhau thành chùm 3 cái hay hơn. Phiến lá hình trái xoan ngýợc, thon hẹp dài ở gốc, chóp thon, dài 10-15cm, rộng 3-4 cm. Hoa trên thân hay trên cành, thường đơn độc, to, thòng, mùi hôi; đài xanh có 2 môi; tràng xanh xanh, gốc hơi đỏ, có mụn nhỏ; 4 nhị, núm nhuỵ đẹp. Quả mọng hình cầu hay hình trứng, rộng 12cm, có 1 ô; vỏ cứng; thịt nhiều, trong đó có nhiều hạt hình tim ngược, dày có vỏ cứng.
Ra hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Crescentiae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới (Brazin), nay được trồng ở hầu khắp các nước nhiệt đới Cựu lục địa. Ở nước ta Đào tiên được trồng ở Hà Nội, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang. Người ta thường trồng để lấy quả ăn.
Thành phần hoá học
Cơm quả chứa các acid crescentic, citric, tannic chlogogenic. Hạt chứa dầu cố định tương tự dầu lạc hay dầu ô liu.
Tính vị, tác dụng
Cơm quả khai vị, giải nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt, có độc đối với chim và thú nhỏ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm. Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng. Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị, và với liều 60 centigam là thuốc xổ mạnh.
Ở Ân Độ, nước sắc vỏ cây dùng để rửa sạch vết thương; lá giã ra làm thuốc đắp trị đau đầu.
Ghi chú
Còn có loài Đào tiên cánh - Crescentia alata H.B.K cũng có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Cần Thơ; rễ của nó được dùng cầm máu vết thương.
Bài viết cùng chuyên mục
Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt
Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa
Gừa: cây thuốc trị cảm mạo
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.
Móng bò vàng: dùng trị viêm gan
Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.
Hoa thảo: cây thuốc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.
Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.
Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét
Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành
Móng ngựa: cây thuốc
Cây mọc ở rừng Bắc Thái, có nhiều ở ven suối và những chỗ ẩm ướt trên dẫy núi Tam Đảo. Có tác giả cho rằng cây mọc ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, cũng gặp ở Lào và Campuchia.
Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị
Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng
Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ
Mần tưới: tác dụng hoạt huyết
Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh
Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Màn đất: thanh nhiệt giải độc
Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Mua: giải độc tiêu thũng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.
Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn
Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Khoai tây: thuốc chống tăng acid dạ dày
Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh, Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga.