- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đào - Prunus persica (L,) Batsch, thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao 8 - 10m, mọc lâu năm, thân nhẵn, phân cành nhiều, màu đo đỏ, chồi có lông mềm. Lá hình bầu dục ngọn giáo, dài 8 - 15cm, rộng 2 - 3cm, có mũi nhọn dài, nhăn nheo, có răng mịn, màu lục thẫm hay lục nhạt tuỳ giống; cuống lá có tuyến. Hoa hình chuông màu đo đỏ, có khi trắng, thường mọc đơn độc, có cuống ngắn. Quả hạch hình cầu, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ, vỏ quả trong hoá gỗ bao lấy hạt (nên người ta gọi là quả hạch). Mùa hoa tháng 1 - 4, quả tháng 5 - 9.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Persicae, thường gọi là Đào nhân. Lá và hoa cũng thường được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây của Bắc Trung Quốc và Mông Cổ, đã được trồng lâu đời ở nước ta. Đào thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới núi cao các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở những nơi có khí hậu mát và ấm ở miền Bắc nước ta. Người ta ăn quả lấy hạch. Đập vỡ vỏ lấy hạt, ta thường gọi là nhân, nên mới có tên là Đào nhân, thực ra đó mới là hạt Đào, đem phơi hoặc sây khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hoá học
Phần thịt của quả Đào chứa chất màu (carotenoid, lycopen, cryptoxanthin, zeaxanthin), 15% đường, acid hữu cơ (acid citric, acid tariric), vitamin C, acid clorogenic, ít tinh dầu. Hạt chứa 50% dầu béo, 3,5% amygdalin. 0,40 - 0,70%, tinh dầu, ennulsin; còn có acid prussie, cholin, acetylcholin. Lá Đào chứa amygdalin, tanin, coumarin. Hoa chớm nở chứa glucosid, trifolin. Nhựa Đào chứa I-arabinose, d-xylose. I-rhamnose, acid d-glucuromic.
Tính vị, tác dụng
Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, nhuận táo, hoạt trướng, lợi tiểu. Lá Đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng làm tan kết tụ và giảm đau, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu mạnh. Người ta đã nghiên cứu về các tác dụng ức chế sự đ ông máu, tác dụng chống dị ứng, tác dụng chống viêm của nhân Đào, tác dụng diệt khuẩn, tẩy và diệt giun của lá Đào.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết; dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc. Đào nhân còn dùng chữa ho như hạt mơ. Lá Đào thường dùng sắc nước hoặc vò ra lấy nước tắm ghẻ, sưng ngứa, chốc lở, xát và ngâm chữa đau chân. Hoa Đào có khi cũng được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và tẩy dùng chữa thuỷ thũng, bí đại tiện. Ngày dùng 3 - 5g hãm uống. Nhựa Đào dùng trị đái ra dưỡng trấp, đái đường.
Đơn thuốc
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng máu: Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Tô mộc, Mần tưới, Nghệ vàng đều bằng nhau, mỗi vị 8-15g sắc uống.
Chữa bí đại tiện: Dùng Đào nhân 40g luộc ăn vào lúc đói.
Chữa đại tiểu tiện không thông: Dùng lá Đào một nắm to, giã vắt lấy nước cốt uống.
Chữa phù thũng: Dùng vỏ cây Đào ngâm rượu uống.
Chữa đái dưỡng trấp: Dùng nhựa cây Đào 12g tán nhỏ uống với nước sắc. Dây tơ hồng 30g làm thang.
Chữa đái dưỡng: Dùng nhựa Đào 20g tán nhỏ uống với nước sắc. Địa cốt bì và Râu ngô mỗi vị 30g làm thang.
Chữa chốc lở, rôm sảy, sưng âm hộ: Giã lá Đào tươi xoa xát.
Chữa phù, đại tiện táo bón: Dùng hoa Đào 3-5g, sắc uống.
Chữa bại liệt nửa người: lấy 2000 nhân quả Đào đã bóc vỏ cho vào một lít rưỡi rượu để ngâm 21 ngày, vớt nhân Đào đem phơi khô sấy dòn, tán nhỏ mịn, trộn với nước cháo cho vừa dẻo làm viên to bằng hạt đậu đen, mỗi ngày uống 30 viên với một thìa rượu ngâm nước của nó.
Chữa đau vùng tim đột ngột: Lấy 30 g nhân hạt Đào bóc vỏ giã nhừ, cho vào một chén nước đun kỹ để uống 3 lần.
Kiêng kỵ
Không có ứ trệ, đàn bà có thai không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Lá buông, cây thuốc
Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên
Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc
Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Môn bạc hà: làm xuống đờm
Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.
Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu
Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát
Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình
Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều
Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.
Le lông trắng: thuốc trị sốt rét
Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Lan san hô, thuốc chống độc
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc
Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy
Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt
Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn
Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.
Loa kèn đỏ, đắp cầm máu
Gốc ở Nam Mỹ, được nhập vào trồng làm cảnh khá phổ biến với tên Amaryllis, người ta cũng tạo được những thứ có màu trắng hay màu vàng cam
Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh
Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng
Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích