Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

2017-11-06 11:09 AM

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đăng tiêu (Campsis grandiílora).

Mô tả

Cây nhỡ rụng lá, mọc leo cao đến 10m với ít rễ bám.

Lá mọc đối, dễ rụng vào mùa đông, kép lông chim lẻ, có 7-9 lá chét hình xoan ngọn giáo, dài 3-7cm, rộng 1,5-3cm, nhọn mũi, có răng nhọn.

Hoa mọc thành chùm ở ngọn cành, màu đỏ hồng, có ống hình chuông hơi dài hơn đài và các thuỳ rộng 4-5cm.

Quả nang dài cỡ 20cm, hạt có cánh.

Ra hoa tháng 4-10, quả tháng 11.

Bộ phận dùng

Hoa (Flos Campsis Grandiflorae), thường gọi là Lăng tiêu hoa.

Rễ cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái

Loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu và chủ yếu được trồng làm cảnh.

Thu hái hoa từ tháng 5 đến tháng 8.

Thu hoạch rễ vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ và phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Chứa apigenin.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hòa kinh nguyệt.

Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm, tiêu sưng phù.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa

Dùng trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, huyết thành cục, băng huyết, rong huyết, vô kinh, đau vùng thượng vị, bạch đới.

Ở Trung Quốc, hoa được sử dụng để chữa phù nề sau sinh, ngứa ngáy ngoài da, mề đay, mụn trứng cá.

Liều dùng: 3-10g, dạng thuốc sắc.

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai và người mới ốm dậy.

Rễ

Dùng trị thấp khớp, viêm dạ dày - ruột cấp, chấn thương do đòn ngã.

Liều dùng: 10-30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Giã nát rễ tươi đắp.

Đơn thuốc

Kinh nguyệt không đều, vô kinh: Đăng tiêu hoa, Hoa hồng mỗi vị 9g, Ích mẫu, Đan sâm (rễ) mỗi vị 15g, Hồng hoa 6g, sắc uống.

Viêm dạ dày - ruột cấp: Đăng tiêu (rễ) 30g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.

Thấp khớp: Đăng tiêu (rễ) 30g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ

Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Bần, cây thuốc tiêu viêm

Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun

Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa

Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính

Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt

Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.

Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu

Ngái, tác dụng thanh nhiệt

Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau

Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau

Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng

Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.

Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí

Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp

Cang ấn: thuốc chữa sốt

Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Cải thìa: lợi trường vị

Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng