- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đắng cay, Sẻn gai - Zanthoxylum planispinum Sieb, et Zuce, (Z. alatum, Roxb, var. planispinum Rehd, et Wils.), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây nhỡ cao tới 4m, phân nhánh nhiều, có cành dài và thõng xuống, hoàn toàn nhẵn.
Cành có gai dẹp, thẳng hay gần thẳng. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 - 5 lá chét không cuống, phần giữa của cuống chung có cánh, những lá chót trên lớn hơn, các lá bên không cân ở gốc; tuyến nhỏ, màu đen ở dưới, không trong suốt, với ít tuyến lớn trong. Cụm hoa chùm thưa ở nách lá, hoa màu trắng lục. Quả nang, có một hạch, mở, to 5mm, màu đỏ nâu, có những tuyến thơm, lồi lõm những u; vỏ quả ngoài dễ tách khỏi vỏ quả trong. Hạt đơn độc, hình cầu màu đen nhánh.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Zanthoxyli Planispini; thường gọi là Trúc diệp tiêu
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Himalaya, trung và nam Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở vùng cao của Lào Cai, Cao Bằng. Cũng được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học
Quả chứa 1,5%, tinh dầu. Vỏ chứa 1 chất đắng kết tinh tương tự Berberin, một chất dầu bay hơi và nhựa; còn có dictamnine. Lá chứa tinh dầu, các chất carbonyl như Men-nonyl ketone. Chưng cất phân đoạn ceton tự do có linalyl-acetat, sesquiterpen hydrocarbon và tricosane.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun. Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả và hạt dùng làm thuốc trị sốt, chữa đau bụng nôn mửa, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, phong thấp đau nhức, mẩn ngứa, ho ra đờm lỏng. Dùng quả và hạt ngâm rượu uống, hoặc dùng liều 4 - 8g sắc uống. Quả còn dùng nhai ngậm chữa đau răng.
Đơn thuốc
Chữa đau bụng lạnh dạ, thổ tả: Hạt Đắng cay 8g, sao, tán nhỏ, uống với nước nóng.
Đau bụng giun: Hạt Đắng cay 8g, Ô mai 12g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan
Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g
Bời lời thon, thuốc đắp trị bong gân
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Vĩnh Phú, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận. Có thể thu hái vỏ quanh năm
Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.
Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu
Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh
Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi
Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm
Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ
Mua leo, dùng chữa sưng tấy
Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô
Me nước, trị bệnh đái đường
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Mồng tơi núi, cây thuốc
Hoa dài 2cm, màu trắng, không cuống; lá bắc thon, có lông nhung; ðài hình nón, có 5 lá đài hình trái xoan; tràng hợp dính một ít, có 5 thùy trắng, thon, có màng
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Hồi đầu: cây thuốc chữa tiêu hoá kém
Hồi đầu là một loại cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Cây có hương thơm đặc trưng và vị cay nhẹ, từ lâu đã được xem là một trong những vị thuốc “vua” trong việc hỗ trợ tiêu hóa.
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ
Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm