Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

2017-11-06 11:12 AM

Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đan sâm - Salvia miltiorrhiza Bunge; thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả

Cây thảo lâu năm, cao chừng 40 - 80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5 - 1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3 - 7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 - 15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3 - 10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Ra hoa tháng 4 - 6, kết quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Salviae Miltiorrhizae, thường gọi là Đan sâm.

Nơi sống và thu hái

Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Đảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh truởng tốt. Đào rễ vào mùa đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu 1 giờ rồi mới sao. Bảo quản nơi kín, khô mát.

Thành phần hoá học

Có 3 ceton; tanshinon I. IIA, IIB; iso-tanshinon I. llA, cryptotanshinon, i socryptotanshinon, methyl -tanshinon.

Tính vị, tác dụng

Đan sâm có vị đắng, tính hơi mát; có tác dụng khư ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc, ghẻ lở. Cũng dùng làm thuốc bổ máu cho phụ nữ và trẻ em xanh xao vàng vọt, ăn uống thất thường. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng rượu xoa bóp.

Đơn thuốc

Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương: Dùng Đan sâm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.

Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan: Dùng Đan sâm, Cỏ nọc sởi, mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.

Chữa phong nhiệt, ghẻ lở: Dùng Đan sâm 20g, Thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng.

Chữa tim sưng đau, hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt: Dùng Đan sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Sinh địa, mỗi vị 20g, Tâm sen sao, Hoàng liên (hay Dành dành) mỗi vị 8g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh

Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt

Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da

Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.

Na leo, chữa cam sài

Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ

Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ

Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng

Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện

Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp

Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt

Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu

Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Hóa hương: cây thuốc diệt sâu bọ

Lá được dùng diệt sâu bọ, làm thuốc duốc cá và chữa bệnh ngoài da. Quả và vỏ cây được dùng trong việc nhuộm vải.

Náng lá rộng: gây sung huyết da

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy

Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.

Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống

Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.

Cỏ cò ke: tinh dầu thơm

Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.

Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp

Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Nấm tai mèo, dùng ăn sống

Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng

Hồi núi: cây thuốc có độc

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo

Cang ấn: thuốc chữa sốt

Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn

Kháo vàng bông: thuốc giãn gân

Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.