- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại kế, Ô rô cạn - Cirsium japonicum DG. (Cnicus japonicus (DG.) Maxim.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, có rễ trụ. Thân thẳng cao 50 - 80cm, màu lục, có rãnh dọc,
nhiều lông. Lá mọc so le, không cuống; phiến bầu dục, có 4 - 5 thuỳ sâu, mép có răng to, không đều, nhọn, gốc hẹp có tai nhỏ ôm thân. Cụm hoa to hình đầu đường kính 1,5cm, mọc ở nách lá hay đầu cành, màu tím đỏ. Lá bắc có nhiều lông và có gai. Hoa hoàn toàn hình tưỡi. Quả bế thuôn hơi dẹt, cao 2 - 3mm, lông mào dài 1,5cm.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 10.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Cirsii Japonici, thường gọi là Đại kế.
Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Viễn đông châu á, phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các savan ở các tỉnh phía Bắc: Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình. Cũng được gây trồng bằng hạt. Thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch rồi phơi khô dùng.
Thành phần hoá học
Cây chứa tinh dầu, glucozit; trong lá có pectolinarin.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng làm mất máu, cầm máu, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng chữa 1. Nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu hạ huyết, tổn thương xuất huyết; 2. Viêm gan, viêm thận, viêm vú; 3. Ung thũng sang độc (đụng giập, mụn nhọt); 4. Huyết áp cao. Ngày dùng 15 -30g. Dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ghẻ lở; lấy cây tươi đem giã, vắt lấy nước uống càng có hiệu quả.
Đơn thuốc
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu: Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo. Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa, bị thương sưng đau, viêm gan, viêm thận: Đại kế, Mộc thông, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Sinh địa, đều 20g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng
Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau
Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu
Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric
Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp
Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Ba bông: cây thuốc chữa khô da
Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.
Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa
Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.
Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét
Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá
Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.