Đại hoàng: cây thông đại tiện

2017-11-05 04:06 PM

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại hoàng - Rheum palmatum L., thuộc họ Rau răm - Polygonuceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim nhưng xẻ thành 3 - 7 thuỳ, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh.

Bộ phận dùng

Rễ và thân rễ - Radix et Rhizoma Rher, Thường gọi là Đại hoàng

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Trung Quốc, được nhập trồng ở vùng núi cao mát, ẩm. Trồng bằng gieo hạt. Sau 3 năm đã có thu hoạch. Đào cả cây vào tháng 8-10, cắt bỏ thân, chồi, rễ con, lấy củ; cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để nguyên hay bổ ra phơi khô. Có thể ủ cho mềm, thái lát mỏng, sấy nhẹ đến khô rồi tẩm rượu sao qua.

Thành phần hoá học

Có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm, là hợp chất có tanin (rheotanoglucosid) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy là rheoanthraglucosid. Trong loại sau này có các chất chủ yếu sau: Rhein, emodin, chrysophanol, aloe-emodin và physcion.

Tính vị, tác dụng

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Làm thuốc tẩy, uống ít nhuận tràng, uống nhiều xổ; cũng dùng chứa bế kinh, vàng da. Ngày dùng 12 - 15g dạng bột. Thường dùng lợi tiêu hoá, trong các trường hợp kém ăn, với liều nhỏ. Ngày dùng 0,1 - 0,5g dạng bột.

Đơn thuốc

Chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa: Dùng Đại hoàng 7g, Cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống lúc đói.

Chữa bị thương ứ máu, viêm gan, tắc mật: Dùng Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột, uống mỗi lần 2 - 3g, ngày uống 3 - 4 lần.

Chữa sưng tấy, hắc lào: Mài Đại hoàng với rượu bôi, hoặc ngâm Đại hoàng 10g trong giấm (5ml), rượu (50ml) trong 10 ngày, dùng bôi lên vết hắc lào đã rửa sạch.

Ghi chú

Còn một số loài khác cũng được sử dụng như Rheum tanguticum Maxim. ex Balf. và R.officinale Baill.

Bài viết cùng chuyên mục

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Nghiến: chữa ỉa chảy

Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp

Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.

Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp

Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.

Cánh nỏ: cây thuốc

Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn

Keo giậu, thuốc trị giun

Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun

Đa cua: cây thuốc trị vết thương

Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.

Mua thường, giải độc thu liễm

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày

Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao

Bung lai, thanh thử tiêu thực

Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm

Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng

Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Khoai tây: thuốc chống tăng acid dạ dày

Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh, Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga.

Bưởi: trị đờm kết đọng

Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh

Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu

Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn

Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ

Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.

Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.