- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại hoa đỏ - Plumeria rubra L., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả
Cây nhỡ cao 4 - 5m hay hơn, có nhánh mập, có mủ trắng. Lá mọc so le, phiến to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới, Ngù hoa ở đầu một cuống dài, mang hoa thơm màu đỏ, thường có tâm vàng; cánh hoa dày; nhị nhiều dính trên ống tràng. Quả đại choãi ra thẳng hàng, dài 10 - 15cm; hạt có cánh mỏng.
Bộ phận dùng
Hoa, nhựa mủ - Flos et Latex Plumeriae Rubrae.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mỹ châu nhiệt đới từ Mêhicô tới Guyana và Ecuađo, thuần hoá ở Tây Âu.
Được nhập trồng vì hoa đẹp, mọc lâu năm. Người ta thu hái hoa khi mới nở, dùng tươi hay phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Dùng khô tốt hơn dùng tươi.
Thành phần hoá học
Cũng như Đại hoa trắng.
Tính vị, tác dụng
Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết. Nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng thứ Đại hoa trắng nhiều hơn, tuy dạng này cũng có cùng công dụng.
Ở Ân Độ, nhựa chữa đau răng và sâu răng. Hoa thơm, chữa ho, dùng chế xi rô bổ phổi.
Ghi chú
Lại có dạng khác gọi là Đại hoa vàng - Plumeria rubra L, f. lutea (Ruiz et. Pav.) Woods, (P. luteaRuiz et Pav.), có hoa rất to, màu vàng có khi pha trộn với hồng, gốc ở Pêru, cũng thường được trồng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần
Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt
Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu
Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Ớt cà: dùng trị phong thấp
Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay
Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng
Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt
Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp
Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi
Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy
Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt
Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết
Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết
Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày
Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.
Liễu bách, thuốc tán phong
Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Nấm mối: tác dụng ích vị
Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.
Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết
Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo