- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đài hái, Cây mỡ lợn, Dây sẻn, Dây mướp rừng - Hodgsonia macrocarpa Cogn, thuộc họ Bầu bí -Cucurbitaceae.
Mô tả
Dây leo có thân khoẻ, phân cành nhiều, tua cuốn rất mập, chẻ đôi. Lá mọc so le chia 3 - 7 thuỳ, đôi khi 5 thuỳ xẻ hình bàn tay, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt. Hoa đơn tính hình ống dài đến 20cm; hoa đực họp thành chùm; hoa cái riêng lẻ ở nách lá. Quả tròn hình cầu hơi có cạnh, to bằng quả bưởi. Hạt 8 - 12, to, dẹt và khum, có nội nhũ chứa dầu.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 9 - 2.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Hodgsoniae Macrocarpae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở chỗ sáng ven các rừng ở Bắc Bộ, Trung bộ cho tới Gia Lai (An Khê) và Đồng Nai. Thường được trồng ở vùng núi; trồng bằng hạt hoặc bằng dây vào mùa thu. Hạt thu hái ở những quả già, đập vỡ lấy nhân.
Thành phần hoá học
Hạt chứa nhiều dầu gần giống như mỡ lợn, để lắng thì dầu tách ra thành 2 lớp; lớp trên màu vàng, lớp dưới là chất nhờn.
Tính vị, tác dụng
Nhân hạt Đài hái có vị đắng ngọt, chất béo, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt và sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dầu hạt và nhân hạt được sử dụng; có thể dùng dầu Đài hái để rán thay mỡ lợn; nhân hạt có thể thay lạc để nấu xôi hoặc rang giòn rồi giã với muối để ăn với cơm như muối lạc, muối vừng. Dầu hạt Đài hái có thể dùng uống chữa lỵ, mỗi lần dùng một thìa 4g uống 3, 4 lần thì nhuận tràng thông đại tiện rất tốt. Còn dùng bôi rôm sẩy, lở ngứa hay vết bỏng cũ ng chóng lành. Hạt được dùng phơi khô, tán bột rắc chữa con vắt, con tắc chui vào tai. Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi; dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Lương y Lê Trần Đức cho biết đời xưa Đài hái (Lão bổ đằng) được dùng chữa cảm sốt và giải trúng độc, trong phương thuốc "Hoà giải" của Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu - Cảm mạo) phối hợp với các vị Sắn dây, Tía tô, Củ gấu, Dành dành, Tinh tre.
Bài viết cùng chuyên mục
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu
Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Cà gai: lợi thấp tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Cẩm: tác dụng chống ho
Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Quế: chữa đau bụng ỉa chảy
Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.
Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết
Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.
Keo giậu, thuốc trị giun
Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun
Hắc xà: cây thuốc giải độc
Cây có vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá xẻ lông chim, thân rễ phủ đầy vảy màu nâu đen bóng loáng, tạo nên hình ảnh giống như những chiếc vảy của con rắn.
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin