Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

2017-11-05 02:19 PM

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại, Đại hoa trắng - Plummeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bail (P. acutifolia Poir, P. acuminata Ait.) thuộc họ Trúc đàb - Apocynaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 2-3m; có khi cao đến 7m. Lá tb, mọc so le, có chóp nhọn; gân hình lông chim. Cụm hoa ngù ở ngọn cành. Hoa màu trắng, tâm vàng, cũng có khi trộn với hồng, mùi thơm. Quả đại dài 10 - 15cm; hạt có cánh mỏng. Lại có một dạng khác, P. rubra L. f. tricolor (R. et P.) Woods, có hoa trắng, nhưng mép hồng và tâm vàng cũng thường trồng.

Bộ phận dùng

Vỏ, hoa, lá và nhựa - Cortex, Flos, Folium et Latex Plumeriae Rubrae.

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở Mêhicô, được đưa vào trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta, Đại được trồng ở các đình chùa, vườn hoa, vườn gia đình ở nhiều nơi ở đồng bằng và vùng núi. Có khi gặp phát tán hoang dại. Có thể trồng bằng cành vào mùa xuân (tháng 2 - 3) hoặc đầu mùa mưa. Người ta thu hái hoa từ tháng 5 - 11, đem phơi hay sấy nhẹ ở 40 – 500C đến khô. Vỏ lấy ở những cây già, tách từng mảnh nhỏ đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc, giập nát. Lá và nhựa có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Tinh dầu hoa có hàm lượng 0,04 - 0,07%; trong tinh dầu có geraniol, citronellal, farnesol, linalol và aldehyd, fulvoplumierin, chất nhựa quercetin, vết kaempferol và cyanidin, diglycosid. Vỏ ngoài chứa fuloplumierin và plumierid, agoniadin, acid plumieri, acid cerotinic, lupeol. Lá chứa 0,83% plumierid, acid resinic. Nhựa chứa acid plunieric.

Tính vị, tác dụng

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi. Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi. Vỏ cây có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thũng, sát trùng. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa có tác dụng tiêu viêm và làm mềm những tổ chức rắn như chai chân.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa dùng trong các trường hợp 1. Dự phòng say nóng; 2. Viêm ruột; lỵ; 3. Khó tiêu, kém hấp thu và kém dinh dưỡng ở trẻ em. 4. Nhiễm khuẩn viêm gan; 5. Viêm phế khí quản, ho. Người ta lại còn dùng Hoa đại làm thuốc chữa bệnh ưa chảy máu có kết quả tốt. Ngày dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người suy nhược toàn thân; ỉa chảy và phụ nữ có thai. Vỏ dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện ít hoặc táo bón lâu ngày, viêm chân răng. Ngày dùng 4 - 8g để nhuận tràng, 8-20g để tẩy, 12 - 20g ngâm rượu ngậm chữa viêm chân răng. Ở Ân Độ, người ta còn dùng vỏ trị ỉa chảy và dùng vỏ rễ để trị bệnh lậu và loét đường sinh dục.

Nhựa cũng dùng như vỏ, còn dùng chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt dưới dạng nhũ dịch, thường dùng bôi. Ở Ân Độ, người ta dùng như chất gây sung huyết để trị thấp khớp và còn dùng xổ.

Lá dùng chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt, thường dùng giã đắp ngoài, không kể liều lượng.

Kiêng kỵ

Người gầy yếu, cơ thể suy nhược, ỉa chảy, phụ nữ có thai không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.

Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu

Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu

Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng

Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ

Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi

Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.

Khảo quang: thuốc chữa tê thấp

Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ

Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ

Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá

Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc

Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích

Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp

Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng

Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.

Lim: cây thuốc có độc

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.

Đậu cờ: cây thuốc bổ khí

Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.