Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

2017-11-05 02:21 PM

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại bi lá lượn - Blumea laciniata (Wall ex. Roxb.) DG., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thân cao 30 - 100m, thân đứng, phân cành đến tận ngọn, có rãnh. Lá ở gốc hình trứng 5 thuỳ, có lông nhám ở cả hai mặt, hơi nhọn đầu, thuôn dần ở gốc thành cánh ở cuống có răng không đều; lá ở phía trên nguyên, nhỏ hơn và không cuống. Hoa hợp thành chuỳ hình tháp rộng. Lá bắc thuôn và hình chi. Quả bế hình trụ, mào lông trắng nhạt.

Ra hoa tháng 2 - 3, quả tháng 4.

Bộ phận dùng

Cành lá - Ramulus Blumeae Laciniatae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ven đường, quanh làng nhiều nơi ở nước ta. Cũng phân bố ở Trung Quốc và nhiều nước Nam á.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm sốt, tiêu sưng tấy, làm tan máu ứ, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng chữa cảm cúm, phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau. Liều dùng 20 - 40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa mẩn ngứa, mày đay, lấy lá tươi nấu nước xông rửa và xát.

Đơn thuốc

Chữa cảm cúm: Đại bi lá lượn, lá Bạch đàn hay lá Tràm, Cỏ sả, mỗi thứ một nắm, sắc uống và xông.

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Khôi, thuốc chữa đau dạ dày

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Mè đất: khư phong giải biểu

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày

Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.

Mua leo, dùng chữa sưng tấy

Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô

Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới

Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy

Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.

Lấu ông: cây thuốc

Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu

Giọt sành Hồng kông, phòng nóng đột quỵ

Thường được dùng trị Cảm mạo phát sốt, phòng trị cảm nắng, nóng đột ngột, trúng thử, Viêm gan, Đòn ngã tổn thương, Táo bón

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt

Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu

Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh

Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt

Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Bông xanh: thuốc gây toát mồ hôi và kích thích

Lá ráp nên được dùng để mài bóng kim khí, ngà và sừng. Cũng được dùng làm thuốc gây toát mồ hôi và kích thích.

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi