- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đa lông, cây thuốc giảm phù
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đa lông, Đa hạch, Sung nhân - Ficus drupacea Thunb (F. pilosa Reinw ex Blume), thuộc họ Dâu tằm -Moraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 15m hay hơn. Cành nhánh to, lúc đầu có lông mềm dài, sau nhẵn. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn ở gốc, dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 - 6cm, lúc non có lông hoe, sau nhẵn; gân gốc 3, các gân bên cũng to bằng các gân phụ (8 - 11 đôi) hơi trải ra; cuống lá dài 7 - 15mm; lá kèm dài 1cm, phủ lông tơ dày đặc và vàng. Cụm hoa sung trên các nhánh mang lá, đơn độc hay xếp thành đôi ở nách lá, hình trứng, dài 15 - 17mm, rộng 15mm.
Bộ phận dùng
Vỏ cây, tua rễ - Cortex Radix Adventiva Fici Drupaceae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Mianma, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Niu Ghinê, Ôxtrâylia. Ở nước ta gặp mọc hoang ở rừng núi và cũng được trồng ở Hoà Bình, Hà Nội, Nam Hà, Quảng Trị, Sông Bé, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang. Thu hái vỏ và tua rễ quanh năm.
Tính vị, tác dụng
Vị nhạt, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và làm ra mồ hôi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Tua rễ (cả vỏ lẫn lõi) được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng.
Liều cao có tác dụng mạnh; dạng bột có tác dụng hơn dạng nước sắc.
Vỏ cây dùng trị đau bao tử, thường dùng sao vàng, sắc nước uống.
Đơn thuốc
Cảm cúm, cảm sốt: Dùng 12 - 20g lá Đa lông hay tua rễ Đa sắc uống.
Tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trắp: Dùng tua rễ Đa 20g, Rau dừa nước và Tỳ giải đều 15, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Lộc mại: chữa viêm khớp
Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema
Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt
Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.
Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết
Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng
Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng
Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.
Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu
Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu
Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Găng cơm: cây thuốc trị lỵ
Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.