- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cơm cháy, Sóc dịch - Sambucus javanica Reinw. ex Blume, thuộc họ Cơm cháy - Sambucaceae.
Mô tả
Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3 - 9 lá chét, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Hoa tháng 5 - 8, quả tháng 9 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Sambuci Javanicae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học
Trong cây có các chất □-amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol, camposterol, tanin.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, tính ấm. Rễ chống co thắt và tiêu phù; thân và lá lợi tiểu, tiêu phù và giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá trị viêm thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc.
Vào thời Tuệ Tĩnh, lá cây Cơm cháy đã được dùng nấu nước tắm cho bà đẻ. Nay nhân dân thường dùng lá nấu nước đặc để rửa vết thương, tắm ghẻ lở và giã chung với giấm hay xào nóng đắp sưng vú.
Quả và vỏ được dùng sắc uống với liều 12 - 20g để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa kiết lỵ, táo bón và thấp thũng.
Đơn thuốc
Đòn ngã bị thương: Dùng Cơm cháy (rễ) 60g, đun nước rồi uống. Cũng dùng lá tươi giã đắp chỗ bị thương.
Viêm thận phù thũng: Dùng Cơm cháy (toàn cây) 30 - 60g, đun nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt
Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau
Ba gạc Châu đốc, cây thuốc hạ huyết áp
Reserpin có tác dụng hạ huyết áp, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần, gây ngủ, và còn có tác dụng kháng sinh, sát trùng
Hy kiểm: thuốc trị sốt rét
Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.
Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương
Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi
Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp
Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.
Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương
Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết
Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng
Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.
Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo
Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.
Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc
Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau
Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.
Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá
Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc
Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m