- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm
Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cối xay, Giằng xay - Abutilon indicum (L.) Sweet, thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả
Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1 - 2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Mùa hoa quả tháng 2 - 6.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Abutili Indici
Nơi sống và thu hái
Loài cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm thuốc. Nhân giống bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cây vào mùa hè thu, đem phơi hay sấy khô; có thể tán thành bột để dùng dần.
Thành phần hoá học
Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là □ -pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, □- sitosterol, □-amyrin và một alcaloid chưa xác định.
Tính vị, tác dụng
Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích. Vỏ làm se và lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích dục, nhuận tràng và làm dịu kích thích. Nước hãm rễ có thể giảm sốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị 1. Sổ mũi; sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm; 2. Tật điếc, ù tai, đau tai; 3. Lao phổi; 4. Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt). Liều dùng 15 - 30g toàn cây, hoặc 6 - 16g lá, 2 - 4g hạt; dạng thuốc sắc. Lá khô nấu nước uống chữa cảm sốt, nhức đầu, bí tiểu tiện, thường phối hợp với Rau má, Bời lời nhớt, mỗi thứ 20g, Phèn phi 2g. Để chữa vàng da, hậu sản thì phối hợp với Nhân trần và lá Cách. Lá tươi và hạt 8 - 12g giã nát, thêm nước uống, bã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Rễ ngâm giấm uống trị bệnh kinh phong (40g rễ trong 1 lít giấm thanh, mỗi lần dùng một thìa xúp).
Đơn thuốc
Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20 - 30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn.
Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.
Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.
Chú ý
Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet
Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa
Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết
Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Lâm bòng: thuốc trị vết thương và áp xe
Loài cây châu Á và nhiều vùng nhiệt đới khác. Gặp ở Campuchia và Nam Việt Nam. Thường mọc dọc bờ biển Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc.
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng
Chân chim: làm ra mồ hôi kháng viêm tiêu sưng
Ngũ gia bì chân chim là một loại cây gỗ nhỏ đến trung bình, thường xanh, cao từ 5-15m. Lá cây mọc tập trung ở đầu cành, chia thành nhiều lá chét hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành cụm tán lớn ở đầu cành.
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.
Mai vàng, làm thuốc bổ
Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn
Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng
Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.