Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng

2019-02-15 09:34 AM
Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cói nước, Lác nước - Cyperus malaccensis Lam., thuộc họ Cói - Cyperaceae.

Mô tả

Cây của đầm lầy, sống nhiều năm, có nhiều chồi và thân rễ, cao 40 - 100cm; thân có 3 cạnh bên, mặt lõm. Lá dài bằng nửa thân, có bẹ dài. Cụm hoa mang 3 - 10 tia dài 3 - 8cm, mỗi tia mang 4 - 10 bông nhỏ; mỗi bông nhỏ dài 15 - 22mm mang 20 - 40 hoa; lá bắc rộng, dài hơn cụm hoa. Quả bế nâu đen, vòi nhuỵ chẻ ba.

Bộ phận dùng

Thân rễ (củ) - Rhizoma Cyperi Malaccensis.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở các vùng ven biển. Thu hái thân rễ, rửa sạch, thái lát, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Cói nước có vị ngọt hơi the, mùi thơm, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thông huyết mạch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác. Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém; còn dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, lợm giọng buồn nôn. Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Chạ bục: thuốc trị ho gà

Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.

Giâu gia xoan, cây thực phẩm

Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được, Hạt chứa tới 34 phần trăm dầu có thể dùng làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ

Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.

Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ

Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi

Mỏ sẻ, chữa ho

Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị

Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao

Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Ngút to: làm long đờm

Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.

Lốp bốp, thuốc bổ

Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Cẩm cù xoan ngược: làm thuốc trị sốt rét

Nhân dân thường dùng lá làm thuốc trị sốt rét. Ở vùng Tateng của Campuchia, người ta lấy nhựa để làm liền sẹo những vết chém

Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét

Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn

Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực

Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi

Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu

Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.

Móng rùa: dùng trị bệnh đau thận

Cây của miền Đông dương, mọc hoang ở rừng cùng với Tung hay Lá buôn ở Đồng Nai và nhiều nơi khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tận núi Đài huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang.

Nạp lụa, chữa đậu sởi

Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp

Cánh nỏ: cây thuốc

Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn

Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc

Cang: giúp tiêu hoá tốt

Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.