- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng - Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm, cao 15 - 90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5 - 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1 - 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.
Cây ra hoa từ tháng 3 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.
Nơi sống và thu hái
Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Ở Trung Quốc, thường dùng chữa: 1. Đề phòng chứng viêm não truyền nhiễm; 2. Thống phong; 3. Viêm gan vàng da; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùn g 16 - 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
1. Chữa cao huyết áp; dùng toàn cây Cỏ mần trâu, rửa sạch cắt nhỏ, cân 500g, giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều.
2 - Để phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa.
Viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống.
Viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu tươi 60g, thêm 10 cùi vải, sắc uống.
Chữa cảm sốt nóng, khắp người mẩn đỏ, đi đái ít, dùng 16g Cỏ mần trầu phối hợp với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu
Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư
Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ
Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương
Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.
Chua ngút dai: dùng trị giun đũa
Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.
Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu
Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Cóc kèn mũi: đắp trị ghẻ
Cây cóc kèn mũi là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thuộc họ Đậu. Cây có lá kép lông chim, hoa màu tím nhạt hoặc trắng, quả đậu hình dẹt. Phần được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ và vỏ thân.
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết
Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai
Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn
Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh
Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế
Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương
Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết
Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.