Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

2019-02-21 11:24 AM
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ luồng, Cỏ seo gà - Pteris ensiformis Burm., thuộc họ Cỏ seo gà - Pteridaceae.

Mô tả

Dương xỉ mọc ở đất cao 30 - 50cm, có thân rễ mọc bò, mang vẩy hẹp, màu hơi nâu. Lá hai dạng, mọc khá sít nhau; lá không sinh sản có cuống dài 10 - 40cm, với phiến dài 8 - 20cm, rộng 4 - 12cm, hình tam giác thon, lá chét tận cùng rất dài và dạng sợi nguyên; lá chét bên 2 - 7 đôi, mọc so le, có cuống ngắn; các lá chét dưới bị cắt đến tận trục lá có cánh thành thùy. Phiến lá sinh sản dài hơn, có lá chét hẹp, hình dải, thường chia ba, đầu chóp khía răng.

Dạng cây với lá dinh dưỡng và lá sinh sản; Một phần đoạn lá dinh dưỡng.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Pteridis.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang khắp ở những chỗ có bóng râm từ bình nguyên đến trung nguyên của nước ta. Còn phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á, châu Úc và Polynêdi. Có thể thu thái cây quanh năm, rửa sạch và phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát máu, cầm lỵ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, Cỏ luồng được dùng trị: 1. Viêm ruột, lỵ amíp, viêm gan; 2. Ngoại cảm phát sốt, sưng hầu họng; 3. Viêm đường tiết niệu; 4. Trị chảy máu (xuất huyết).

Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp chữa viêm tuyến nước bọt, đinh nhọt, thấp chẩn. Ở Inđônêxia, người ta dùng lá non ăn như rau gia vị. Ở Malaixia, dịch lá non có vị se dùng súc miệng, rửa lưỡi cho trẻ em bị ốm và dịch rễ dùng đắp hạch tràng nhạc. Dân gian dùng cả cây làm thuốc trị lỵ và sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá, thân nấu nước rửa mụn trĩ, giã nát đắp lên các mụn độc bị viêm.

Đơn thuốc

Trị xuất huyết; dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống.

Lỵ trực trùng; dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai

Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.

Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp

Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn

Lucuma, Lêkima, cây thuốc

Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc

Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục

Hoa thảo: cây thuốc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.

Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng

Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.

Mần mây: làm chắc chân răng

Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét

Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.

Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng

Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.

Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da

Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài

Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da

Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm

Nghệ: hành khí phá ứ

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.