- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cỏ lào, Bớp bớp - Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium odoratum L.), thuộc họ Cúc -Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1 - 2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3 - 4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.
Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Ngọn cành mang hoa
Bộ phận dùng
Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba seu Folium Chromolaenae.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20 - 30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm. Thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.
Tính vị, tác dụng
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá xát hoặc lấy nước bôi vào chân phòng vết cắn, bỏ lá xuống ruộng ngâm nát 1 - 2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng (thể xoắn ốc có móc câu ở đầu) phòng khi xuống ruộng khỏi bị lây. Cỏ lào dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng ở trong đất.
Cách dùng
Lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm, sau đó đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun sôi) dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Nước sắc Cỏ lào dùng uống chữa đau nhức xương. Lá non nấu tắm chữa ghẻ, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng 5 - 6 ngày là khỏi. Lá tươi vò hay giã đắp cầm máu vết thương.
Bài viết cùng chuyên mục
Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.
Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp
Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Mán đỉa: tắm trị ghẻ
Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.
Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.
Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt
Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.
Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.
Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm
Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.
Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương, quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Ngấy ba hoa: trị phong thấp đau xương
Có thể dùng như cây Mâm xôi trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau xương, ngoại thương xuất huyết.
Lấu lông hoe: thuốc chữa phong thấp
Được dùng trị đòn ngã phong thấp, mụn nhọt, rắn cắn, khuẩn lỵ, viêm ruột, lạc huyết, trĩ nội xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, ăn uống không tiêu.
Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ
Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.