- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cỏ gừng, cỏ ống - Panicum repens L., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Cỏ sống lâu năm vì thân rễ ngầm trắng vàng, đường kính 1 - 3mm, có vảy, đầu nhọn (cựa gà) mang những bó rễ con. Thân cây mọc thẳng đứng, thường nhẵn. Lá xanh mốc ở trên, xanh đậm ở dưới, không lông, trừ rìa lông ở bẹ và gốc lá, mép có lông dày, chùy hoa ở ngọn, các bông nhỏ xanh rồi trắng, cao 3mm.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Panici Repentis.
Nơi sống và thu hái
Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang rất phổ biến ở ven bờ ruộng và nơi khô ven đường. Thu hái thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô trong râm.
Tính vị, tác dụng
Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Phong thấp nhức mỏi, bại sụi 2. Đàn bà huyết nhiệt, kinh nguyệt không đều, bạch đới; 3. Viêm thận và bàng quang; 4. Trẻ em kinh phong, sốt cao, tiểu ít hoặc bí đái, ban sởi; 5 Giải độc ăn uống; 6. Phát ban da, đơn độc, rắn cắn. Ngày dùng 10 - 20g sắc uống, thường đun sôi 10 phút rồi hãm trong 1/2 giờ.
Đơn thuốc
Chữa rắn cắn, chó cắn, dùng Củ cỏ ống, Củ sả, Củ bồ bồ, Vỏ gáo vàng, Phèn phi, trái Chanh giấy. Cân lượng đồng đều, bao nhiêu cũng được. Lúc gấp hiệp chung, quết nhừ, vắt lấy nước uống, xác đắp chỗ đau. Lúc hoãn, tán ra bột, vò viên bằng hạt tiêu, mỗi lần uống 5 - 10 viên (kinh nghiệm ở An Giang).
Bài viết cùng chuyên mục
Cau Lào: dùng ăn với trầu
Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Chà là biển: thực phẩm bổ dưỡng
Với đặc tính không bị hà và nắng mưa làm hư mục nên thân cây được dùng làm đòn tay, sàn cầu
Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương
Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố
Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh
Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.
Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn
Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét
Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép
Duối cỏ: cây thuốc giải độc
Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản
Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản
Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt
Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.
Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ
Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.
Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp
Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu
Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư
Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ
Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Ké đay vàng, thuốc lợi tiểu và tiêu sạn sỏi
Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và tiêu sạn sỏi, thanh nhiệt và trừ được cảm lạnh. Lá, hoa và quả có chất nhầy, làm dịu và se
Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt
Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt