- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều
Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cỏ gấu, Cỏ cú, Củ gấu hay Hương phụ - Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói - Cyperaceae.
Mô tả
Cỏ sống dai, cao 20 - 30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, có nhiều đốt và có lông; thịt màu nâu nhạt. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán xoè tỏa ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh, màu xám.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Cyperi, thường gọi là Hương phụ.
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang quanh làng, đường đi khắp nơi. Có thể đào thân rễ quanh năm, bỏ rễ con, phơi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu trẻ em, muối, rượu thành Hương phụ tứ chế.
Thành phần hoá học
Trong tinh dầu củ gấu có 32% cyperen, b-selinen, 49% cyperol; còn có a-cyperol, cyperolen, patchoulenon, cyperotundon. Củ gấu còn chứa dầu béo chứa glycerol và các acid linoleic, linolenic, oleic, myristic, stearic, chất không xà phòng hóa 22,8%.
Tính vị, tác dụng
Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sýng giảm ðau. Vị hýõng phụ sao tẩm khác nhau có tác dụng khác nhau và cách chữa bệnh khác nhau.
Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Độ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và ỉa chảy. Còn dùng trị đòn ngã tổn thương. Ở Ấn Độ người ta dùng hương phụ để chữa rối loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
Cách dùng
Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, cao, hoặc rượu thuốc. Mỗi ngày 6 - 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với Ích mẫu, Ngải cứu. Tùy theo thể trạng của bệnh mà dùng tươi, sao đen hay tứ chế. Dùng sống khi chữa bệnh ở hông ngực và giải cảm - Sao đen thì cầm máu, dùng trong trường hợp rong kinh. Tẩm nước muối sao cho bớt ráo, dùng chữa bệnh về huyết - Tẩm nước tiểu trẻ em sao để giáng hỏa khí có chứng bốc nóng - Tẩm giấm sao để tiêu tích tụ, chữa huyết ứ, u báng - Tẩm rượu sao để tiêu đờm, chữa khí trệ, đờm nước ứ đọng. Hương phụ tứ chế dùng chữa chung các bệnh của phụ nữ, hàn hay nhiệt đều thích hợp cả.
Đơn thuốc
Đau dạ dày, dùng Hương phụ 30g, Riềng 15g, tán thành bột mịn. Dùng 3g với nước ấm, hai lần trong ngày.
Bài thuốc điều kinh chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí huyết kém: Hương phụ 20g Ích mẫu 15g, Ngải diệp 10g, Nhân trần 15g, Đỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang (ở An Giang).
Điều kinh (Thuốc Hương Ngải): Hương phụ 3g, Ích mẫu 3g, Ngải cứu 3g, Bạch đồng nữ 3g, sắc với nước; chia 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt
Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun
Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được
Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương
Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Na leo, chữa cam sài
Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ
Cây se: làm liền sẹo
Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp
Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử
Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu
Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng
Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo
Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng
Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc
Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.
Ca cao: trị phù thũng và cổ trướng
Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla, nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng
Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.
Quạ quạ: cây giống mã tiền
Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo
Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.