- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cỏ gà, Cỏ chỉ - Cynodon dactylon (L.) Pers., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cành, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3 - 4cm, hơi có màu lam. Cụm hoa gồm 2 - 5 bông hình ngón tay mảnh, dài 2,5 - 5cm, màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng, họp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.
Bộ phận dùng
Thân rễ hoặc toàn cây - Rhizoma et Herba Cynodonis.
Nơi sống và thu hái
Cây phổ biến khắp thế giới. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn. Đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Thân rễ Cỏ gà chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, còn có tinh bột, đường, các muối kali. Trong lá có vitamin C (64mg/100g lá tươi).
Tính vị, tác dụng
Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được chỉ định dùng trị 1. Cấc bệnh nhiễm trùng và sốt rét; 2. Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật; 3. Thấp khớp, thống phong; 4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều; 5. Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí đái; 6. Viêm mô tế bào, rắn cắn.
Cách dùng
Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có khi dùng toàn cây hay thân rễ sắc uống lấy 20g cho vào 1 lít nước sắc kỹ, ngày uống 2 chén, liên tục trong 3 - 4 ngày. Nếu hãm uống, dùng 20g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, loại bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thęm 1 nắm Cam thảo. 1 nắm Bạc hŕ, 1 quả Chanh, mỗi ngŕy uống 2 chén. Có thể důng dịch tươi. Để trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn.
Bài viết cùng chuyên mục
Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi
Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.
Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao
Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng
Cò cò: tiêu viêm giảm đau
Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư
Bả chuột, cây có độc diệt chuột
Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.
Dương đào Trung Quốc: cây thuốc giải nhiệt
Loài cây của Trung Quốc, được trồng ở nhiều nước, đang khuyến thị trồng ở nước ta, ở vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa.
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận
Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn
Cà độc dược gai tù, ngăn suyễn giảm ho
Cũng dùng như Cà độc dược. Hoa cũng được dùng làm thuốc hút như các loại Cà độc dược khác
Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng
Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn
Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó
Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó
Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu
Căm xe: trị ho ra máu
Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.
Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương
Lương trắng, trị ban bạch
Dân gian dùng cành lá trị ban bạch, nhức mỏi; cũng dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, môi khô, phổi nóng. Còn dùng giải độc rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống
Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn
Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.
Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế
Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Ná nang, chữa ngứa và nấm da
Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Cáp hàng rào: làm thuốc điều hoà kinh nguyệt
Ở Ân Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt, chuyển hoá tăng trương lực và dùng trị các bệnh ngoài da
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin