Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc

2018-08-23 09:56 AM
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ đậu hai lá, Lưỡng diệp - Zornia cantoniensis Mohlenbrock, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo sống dai có gốc phình dạng củ, phân cành từ gốc.

Cành trải ra nhiều hay ít rồi mọc đứng lên, dạng sợi, nhẵn. Lá có 2 lá chét hình trái xoan thuôn hay hình dải mũi mác, gốc tròn hay tù, chóp nhọn có mũi lồi ngắn; lá kèm hình mũi mác nhọn. Cụm hoa ở nách, dạng bông thưa, lá bắc cũng có hình dạng như lá kèm nhưng rộng hơn. Hoa màu vàng; đài chia hai môi, cánh tràng có cựa; nhị một bó, nhụy gần nhẵn. Quả ngăn vách, thắt lại giữa các đốt, có lông và có gai hay không.

Ra hoa vào mùa hạ 4 - 8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Zorniae Cantoniensis.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố rộng ở Trung Quốc, ở Việt Nam và ở Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp trên các bãi vùng đồng bằng ở nhiều nơi, từ Bắc Thái, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An.. đến Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận... Thu hái cây vào mùa hè và mùa thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu ứ và tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trị 1. Cảm mạo, viêm kết mạc, viêm họng; 2. Viêm gan, vàng da; 3. Viêm dạ dày ruột cấp, viêm ruột thừa cấp; 4. Viêm vú cấp; 5. Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng. Liều dùng 15 - 30g. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp trị đòn ngã tổn thương, nhọt, viêm mủ da và rắn độc cắn. Dùng rễ đốt thành than có thể đắp làm tiêu tan ung nhọt, trị đinh độc. Người ta còn dùng cả cây để làm thuốc chữa chứng sởi.

Ghi chú

Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh.

Bài viết cùng chuyên mục

Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ

Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban

Đạt phước, cây thuốc hạ sốt

Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện

Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm

Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Liễu: khư phong trừ thấp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương

Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Ké lông, thuốc giải biểu thanh nhiệt

Được dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, đái dắt. Rễ dùng trị mụn nhọt lớn, Lá dùng trị lỵ, đòn ngã dao chém

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ

Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa

Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da

Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính

Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét

Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau

Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt

Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau

Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Cỏ gạo: hạt làm thức ăn

Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp