Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

2018-08-20 01:28 PM
Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ cứt lợn, Cỏ hôi, Cây bù xích - Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.

Bộ phận dùng

Phần cây trên mặt đất - Herba Agerati.

Nơi sống và thu hái

Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta, mọc hoang dại khắp nơi. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa tinh dầu (0,16% so với dược liệu khô). Lá và hoa chứa 0,02% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu làg-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác. Lá chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic. Cây cứt lợn ở Việt Nam chứa 0,7 - 2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen.

Tính vị, tác dụng

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được chỉ định dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp: 1. Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn; 2. Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau; 3. Mụn nhọt, ngứa lở, eczema. Liều dùng 15 - 30g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã lấy nước nhỏ. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.

Người ta còn dùng Cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh ðẻ, dùng phối hợp với bồ kết nấu nýớc gội ðầu cho thõm và sạch gầu, trõn tóc. Ở Ân Ðộ, ngýời ta dùng nýớc ép rễ cây ðể chữa bệnh sỏi thận. Lá làm thuốc sãn da, dùng chữa các vết ðứt, vết thýõng và dùng ðắp chữa sốt rét.

Đơn thuốc

Chữa phụ nữ rong kinh sau khi đẻ: dùng 30 - 50g lá hoa Cỏ cứt lợn tươi giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa viêm xoang dị ứng hay viêm tai: cũng giã lá hoa tươi vắt lấy nước, tẩm bông bôi vào mũi bên đau hoặc ngoáy trong lỗ tai. Cũng có thể dùng cành lá khô sắc nước xông mũi và uống.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của Cỏ cứt lợn để điều trị các chứng viêm xoang mũi mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu

Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.

Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh

Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng

Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng

Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở

Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng

Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.

Kim điệp, cây thuốc

Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc

Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức

Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.

Măng leo, thuốc thông tiểu

Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành

Gùi da có cánh: cây thuốc có độc

Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.

Keo giậu, thuốc trị giun

Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun

Nấm dai, nấu nước làm canh

Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Khoai tây: thuốc chống tăng acid dạ dày

Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh, Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga.

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc