Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

2018-08-01 10:27 AM

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rau bợ, Rau bợ nước, Cỏ chữ điền - Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Rau bợ - Marsileaceae.

Mô tả

Cây thảo, có thân bò dưới đất, mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2 - 3 cái một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có lông dày.

Mùa sinh sản tháng 5 - 6.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Marsileae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng quanh cực ôn đới, mọc hoang, phổ biến ở ruộng nước và nơi ẩm ướt dọc bờ ao, bờ ruộng, chỗ nước cạn không chảy. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclolaudenol.

Tính vị, tác dụng

Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép. Để làm thuốc, thường dùng trị: 1. Suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng; 2. Viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc; 3. Sưng đau lợi răng; 4. Đinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn; 5. Sốt rét, động kinh; 6. Khí hư, bạch đới; 7. Thổ huyết, đái ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường. Ngày dùng 20 - 30g cây tươi phơi khô, sao vàng, sắc uống.

Đơn thuốc

Tiêu khát, đái đường, dùng Cỏ bợ khô và Thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, hoà với sữa uống.

Sưng lở, nổi mẩn do nhiệt, giã Cỏ bợ týõi xoa hoặc vắt lấy nýớc uống. 3. Sỏi thận, sỏi bàng quang; giã nát lá tươi, thêm nước, gặn lấy nước trong uống sáng sớm, mỗi lần 1 bát, liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với búp non Dứa dại 20g, Ngải cứu 10g. Phèn đen 10g.

Bài viết cùng chuyên mục

Han dây: cây thuốc chữa ho hen

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Khôi, thuốc chữa đau dạ dày

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở

Cầy: chữa no hơi đầy bụng

Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Nghể đông: tác dụng hoạt huyết

Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau

Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai

Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc

Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại

Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.

Màn màn hoa vàng, chữa nhức đầu

Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng

Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay

Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp

Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.

Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng

Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay

Đậu đen thòng: cây thực phẩm

Quả và chồi non được dùng ăn như các loại rau xanh và dùng để chăn nuôi, và làm cây phân xanh.

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Cỏ gạo: hạt làm thức ăn

Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường

Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp

Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống

Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.

Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu

Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi, Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa