Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi

2018-08-01 10:25 AM
Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ bạc đầu - Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala- Rottb), thuộc họ Cói - Cyperaceae.

Mô tả

Cỏ hầu như nhẵn, có thân rễ mọc bò, thân cao 5 - 30cm.

Lá thường ngắn hơn thân. Cụm hoa thành đầu, gần hình cầu, đường kính 8 - 12mm, có lá bắc dạng lá trải ra. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, trắng vàng, hơi có chấm.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Kyllingae Nemoralis.

Nơi sống và thu hái

Loài cỏ nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Xri Lanca, Inđônêxia, Oxtrâylia, Châu Phi, Châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, thường gặp ở vệ đường, trên các bãi hoang trong vườn.

Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng trị 1. Cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi. 2. Ho gà, viêm phế quản, viêm họng sưng đau. 3. Sốt rét, lỵ trực tràng, ỉa chảy; 4. Đòn ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng. Dùng 10 - 30g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp tại chỗ hoặc đun nước để rửa chỗ đau. Còn làm thức ăn gia súc.

Đơn thuốc trị sốt rét: Cỏ bạc đầu 60g sắc uống. Uống 4 giờ trước khi có triệu chứng sốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh

Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.

Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt

Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù

Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở

Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Nạp lụa, chữa đậu sởi

Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp

Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.

Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực

Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Mướp: thanh nhiệt giải độc

Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Quả nổ ống to: thêm rượu hơ nóng đắp chữa trật gân

Cây thảo có thân vuông, cạnh tròn, có 2 rãnh, có lông thưa, đứng, Lá có phiến thon hẹp, nhọn, gốc hơi tròn, dài 4 đến 5cm, rộng 0,8 đến 1,2cm, có lông; cuống dài 2,5mm

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Căm xe: trị ho ra máu

Ở Campuchia, người ta sử dụng vỏ cây, quả gỗ của Căm xe làm thuốc trị ho ra máu.

Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.

Ngải rợm, lý khí chỉ thống

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt

Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt

Khổ sâm Bắc bộ, thuốc thanh nhiệt tiêu độc

Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng

Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương

Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng

Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo