- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa
Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chút chít, Lưỡi bò - Rumex wallichi Meisn, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm cao đến 1m, ít nhánh. Lá dưới thân to, rộng đến 5 - 7cm, các lá giữa thân thon thuôn, tù hai đầu, hai mặt một màu, mép có răng tròn; các lá ở trên bẹ Xim co với nhiều hoa xanh, ở nách lá nhỏ đến ngọn; cuống hoa 1 - 2cm, lá đài 3 xanh, mép có răng, lưng có một cục chồi xanh dẹt to. Quả bế trắng, cao 4mm, có 3 góc.
Hoa tháng 2 - 6.
Bộ phận dùng
Rễ củ và lá - Radix et Folium Rumicis.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc dại ở bờ ruộng ẩm, hoặc ở trong các đất ruộng sâu; thường xuất hiện từ tháng 11 - 12 cho đến tháng 6 tại Hà Tây, Hà Nội, Nam Hà ở Lâm Đồng. Cây mọc hoang dại nơi đất không tốt thì rễ gẫy không thành củ. Nếu được trồng và chăm bón tốt thì củ to.
Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân; đào lấy củ vào mùa thu, phơi khô dùng làm thuốc.
Tính vị, tác dụng
Chút chít có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, thông đại tiện, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá và rễ nấu lên dùng tắm ghẻ. Còn dùng uống để làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa, mụn nhọt. Lá non làm rau ăn được như rau nghể.
Đơn thuốc
Chữa bí đại tiện: Dùng 8 - 12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
Chữa hắc lào và các loại lở ngứa, dùng cành lá Chút chít nấu nước ngâm rửa kỹ lúc còn ấm; lại dùng củ mài giấm bôi. Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da.
Bài viết cùng chuyên mục
Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp
Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản
Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm
Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương, quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Canh châu: thanh nhiệt giải độc
Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt
Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Phong quỳ bò: chữa viêm họng sưng amygdal
Được dùng ở Trung Quốc Vân Nam trị Viêm họng, sưng amygdal, viêm gan, viêm túi mật, đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, lâm chứng, rắn cắn
Nấm sò: thư cân hoạt lạc
Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng
Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính
Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát
Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm