- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chút chít hoa dày, Dương đề Trung Quốc - Rumex chinensis Campd, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 1m. Lá có phiến thon dài, nhọn hai đầu, không lông; các lá dưới thân rất to, dài đến 30cm, bẹ chìa cao 3 - 4cm. Chuỳ hoa to mang xim co ở ngọn cành có lá; hoa màu vàng lục; lá đài có một cục chai và 1 - 2 răng dài ở mỗi bên; nhị 6. Quả nhỏ, nhọn đầu, có ba cạnh bao bọc bởi 3 lá đài dày.
Hoa tháng 3 - 4, quả tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Rễ, lá và hạt - Radix Folium et Semen Rumicis.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Châu Âu, Châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Thái, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế đến Cần Thơ. Thường gặp hoang trên những thửa ruộng bỏ không và ở bãi sông. Thu hoạch rễ quanh năm, nhất là vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng phơi hay sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Rễ và lá có anthraglucosid 3,0 - 3,4% trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; còn có tanin, nhựa. Hạt chứa tới 5,1% tanin.
Tính vị, tác dụng
Cây có vị se. Hạt có tính kích dục. Rễ nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng rễ làm thuốc chữa táo bón; có thể sắc uống hay tán bột uống với liều 1 - 3g. Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ. Dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi. Ở Ấn Độ người ta cũng dùng trị bỏng; hạt dùng làm thuốc kích dục.
Bài viết cùng chuyên mục
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong
Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm
Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt
Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở
Kiệu: thuốc tán khí kết
Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ, Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy
Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ
Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét
Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lục thảo, thanh nhiệt giải độc
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân
Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Lâm vô: thuốc trị hen suyễn
Lâm vồ, hay còn gọi là đa bồ đề, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm. Cây thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian.
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo
Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.