Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy

2018-07-31 09:45 AM

Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

Mô tả

Cây có thân giả cao tới 3 - 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ; buồng mọc ngang hay thông, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Quả có xu hướng vểnh lên trên, vỏ quả vàng, thịt trắng hay vàng vàng, có thể có hột tròn dẹp dẹp.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ quả, lõi thân - Radix Exocarpium et Caulis Musae Acuminatae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu. Thường dùng 10 - 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc. Vỏ quả 4 - 8g sắc nước uống. Người ta cũng dùng thân giả của chuối rừng làm rau ăn. Bóc lớp bẹ lá già bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa. Còn bắp chuối cùng bóc bỏ các mo già, thái phần non ngâm nước, rửa nhiều lần cho bớt chát, làm nộm, xào ăn. Thân rễ (củ) chứa nhiều bột, sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ, có thể nấu canh hay xào ăn.

Ghi chú

Còn loài Chuối sợi - Musa textilis Née, có thân giả cao 4 - 6cm, có thớ rất chắc, có chồi; lá có phiến to, dày, cứng; quả có 3 cạnh, chứa đầy hạt. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng để lấy sợi ở các thân giả. Quả của nó không ăn được. Rễ cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.

Bài viết cùng chuyên mục

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Chà là biển: thực phẩm bổ dưỡng

Với đặc tính không bị hà và nắng mưa làm hư mục nên thân cây được dùng làm đòn tay, sàn cầu

Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu

Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.

Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng

Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc

Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn

Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày

Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai

Cách thư Oldham: trị viêm xương khớp

Dầu hạt được dùng chế vật phẩm hoá trang và làm dầu công nghiệp. Rễ được dùng trị đòn ngã và viêm xương khớp.

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm

Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu, lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích.

Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật

Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng

Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Cà dại hoa tím, trị sưng amydal

Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu

Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt

Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.

Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ

Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu

Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.

Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.