- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chuối hột, Chuối chát - Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back), thuộc họ Chuối - Musaceae.
Mô tả
Thân giả cao 2 - 4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.
Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 - 5mm.
Bộ phận dùng
Quả, củ, thân - Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Đông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng
Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác. Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp chuối dùng ăn gỏi. Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối trị bệnh đường ruột. Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu. Củ Chuối hột thối dùng đắp trị bỏng lửa. Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây Chuối hột dùng trị đái đường.
Đơn thuốc
Chữa bệnh sỏi thận, thái mỏng 7 - 8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Uống 1 - 2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.
Chữa ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ; dùng vỏ quả Chuối hột, Da trăn, Cam thảo nam, ba vị đốt thanh than tồn tính, với ít hòn phèn xanh phi, tán ra bột, hoà với dầu Dừa. Súc miệng sạch, thoa thuốc vào chân răng, ngày bôi nhiều lần.
Chữa tâm nhiệt phát cuồng, dùng thân cây Chuối hột, nhét giun đất (Địa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.
Đái đường: Tìm cây Chuối hột nào dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tác, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt
Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu
Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm
Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.
Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan
Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Cam núi: trừ phong thấp
Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Cải bẹ: phá huyết tán kết
Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho
Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.