Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

2018-07-31 09:22 AM

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chuối - Musa spp, thuộc họ Chuối - Musaceae.

Mô tả

Chuối có thân rễ to, từ đó mọc ra những lá rất to dài tới 2m, có các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả hình trụ cao tới 3 - 4m hay hơn. Khi cây chuối còn non, ta ăn nõn chuối, chính là nõn thân giả; còn thân thật là phần nằm dưới đất mà ta thường gọi là củ chuối. Khi chuối ra buồng, ta mới thấy một cán hoa từ củ chuối mọc lên xuyên qua thân giả lồi ra ở phía ngọn. Cụm hoa chuối là một bông gồm nhiều lá bắc màu đỏ úp lên nhau thành bắp chuối, hình nón dài; ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành 1 nải chuối 2 tầng; hoa ở giữa thường là hoa lưỡng tính, ở phía ngọn là hoa đực ở phía gốc là hoa cái. Quả mọng còn mang dấu vết của vòi nhuỵ. Chuối trồng được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loài chuối hoang dại ở Đông Nam Á là chuối hột và chuối rừng. Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200 - 300 giống chuối được trồng trên thế giới. Hầu hết chuối ăn quả đều thuộc loài Musa paradisiaca L. với 11 thứ khác nhau bởi hình dạng quả, màu sắc và vị của thịt quả. Thứ Chuối tiêu (chuối già) có giá trị trên thị trường thế giới thuộc var. sapientum Kumtze (Musa sapientum L.). Lại có loài khác là Musa nana Lour mà ta gọi là chuối già lùn có thân chỉ cao 1 - 2m, có quả và lá y như Chuối già; buồng thòng, cong, mo màu đỏ, quả xanh hay vàng vàng, thịt ngà. Loài Musa cavendishii Lamb, hay Musa chinensis Sw.. có khi được nhập vào loài này; cũng có người xem nó như là một thứ của loài Chuối. Lại còn loài Musa chiliocarpa Back... gọi là Chuối trắm nải, có thân giả cao đến 3m, có buồng dài đến sát đất mang nhiều nải, quả vàng dài 6 - 7cm, không hạt, thịt ngọt.

Bộ phận dùng

Nhiều bộ phận khác nhau của cây, chủ yếu là quả - Fructus Musae.

Nơi sống và thu hái

Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống. Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm: - Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) có đến 5 giống mà phổ biến là giống lùn cao và lùn thấp là giống Chuối ăn tươi điển hình có bột chuyển hết thành đường, dễ tiêu hoá, có quả cong, vỏ dày, thường trồng ở đồng bằng sông Hồng và sông Chu. Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ) có quả to và ngắn hơn Chuối tiêu, vỏ cũng mỏng hơn; có giá trị calo cao hơn Chuối tiêu lại có nhiều bột hơn, nên có thể luộc, có thể chiên; dùng làm rau (nõn thân giả, hoa chuối) ít chát hơn chuối tiêu. Thường được trồng nhiều nhất. Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm, có quả hơi chua nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ; Chuối bột không ăn tươi mà để lấy tinh bột; chuối ngự, chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp; chuối lá quả dài 4 cạnh; chuối hột quả to thẳng 5 cạnh, có hạt.

Chuối là cây kém chịu rét và gió mạnh, cần nhiều nước nhưng ưa đất thoát nước và đất tốt có nhiều nitrogen và kalium. Lượng mưa đều 120 - 150mm hàng tháng là tốt nhất; khô hạn trên 2 tháng liền thì phải tưới. Nhiệt độ thích hợp 25 - 30oC, tối thiểu tuyệt đối trên 12oC. Nắng cần vừa phải; nếu nắng gắt thì cây cháy lá, nám quả; trời âm u, cây mọc vóng và kéo dài thời gian sinh trưởng. Năng suất trung bình 150 buồng/1 ha, nặng 15 - 20kg/buồng.

Thành phần hoá học

Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, chuối chín có tỉ lệ g%: glucid 16 - 20; tinh bột 1,2; protid 1,32; lipid 0,5; theo tỉ lệ mg%: calcium 8, kalium 28, sắt 0,5 và các vitamin PP 0,07, vitamin C 0,6. Còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Trong Chuối có 2 hợp chất quan trọng về mặt sinh lý là serotinin và nore-pinephrin, cùng với dopamin và một catecholamin chưa xác định. Do có các hoạt chất này mà Chuối có những ứng dụng quan trọng trong y học (chữa đau tạng phủ, táo bón, loét ống tiêu hoá...). Bầu của hoa chuối chứa tryptophan và các hợp chất Indol.

Tính vị, tác dụng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đến mức để tránh không bị lở loét dễ dàng mà còn có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có. Chuối xanh còn có tác dụng diệt nấm, làm se. Quả Chuối chín nhuận tràng, chống scorbut và làm dịu. Chuối chín thúc đẩy sự lên da non của các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét. Thân giả và rễ củ chống scorbut; rễ trị giun.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già, cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày. Nhưng do vì nó giàu hydrat carbon nên không phù hợp với người bị bệnh đái đường. Chuối còn dùng để chữa bệnh ỉa chảy và kiết lỵ. Người ta nhận thấy chuối dùng có kết quả trong việc chống các rối loạn ruột và dạ dày, đặc biệt là chống các bệnh ỉa chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột. Ở Ân Độ, người ta dùng bột chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt... Vì vậy một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối xanh còn non dùng chữa hắc lào mới phát; trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4 - 5 lần sẽ khỏi.

Nhân dân ta còn dùng cả củ Chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng nứa tép đâm sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm thuốc giải nhiệt chữa nóng quá phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp để cầm máu vết thương. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. Còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước giải khát khi bị thổ tả.

Bài viết cùng chuyên mục

Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa

Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Hổ bì: cây thuốc trị sốt rét

Ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không, Ở Ân Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách, Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt

Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt

Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh

Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.

Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc

Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư

Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt

Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết

Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng

Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương

Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Lương trắng, trị ban bạch

Dân gian dùng cành lá trị ban bạch, nhức mỏi; cũng dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, môi khô, phổi nóng. Còn dùng giải độc rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.