Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

2018-07-31 09:21 AM

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùm một, Tầm duột, Tầm mộc - Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám, mang nhiều vết sẹo ở những lá rụng. Lá kép mọc so le, có cuống dài mang nhiều chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim, dài 4 - 7 hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng. Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt.

Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả tháng 6 - 8.

Bộ phận dùng

Lá, quả, vỏ thân và rễ - Folium, Fructus Cortex et Cortex Radicis Phyllanthi Acidi.

Nơi sống và thu hái

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng để lấy quả.

Có thể thu hái lá, vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín.

Thành phần hoá học

Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin acid gallic và một chất kết tinh.

Tính vị, tác dụng

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả thường dùng ăn giải nhiệt, chữa tụ máu gây sưng tấy, đau ở hông, ở háng. Vỏ thân được dùng tiêu hạch độc ung nhọt, đơn độc, giang mai, bị thương sứt da chảy máu, ghẻ lở, đau răng, đau mắt, đau tai có mủ, tiêu đờm, trừ tích ở phổi, đau yết hầu, song dao, độc dao.

Cách dùng

Quả thường dùng ăn tươi hoặc nấu canh ăn cho mát. Lá giã nhỏ với Hồ tiêu để đắp trị các chỗ đau. Vỏ phơi khô tán nhỏ ngâm rượu trắng (200g trong 1 lít) trong 10 ngày đem lọc lấy rượu, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Rượu này nhỏ vào tai hôi thối làm hết mủ; thấm bông bôi ghẻ, loét, vết thương mau lành. Bột vỏ Chùm ruột ngâm giấm uống hết bệnh trĩ. Còn có thể nấu cao uống mỗi lần 1/2 thìa cà phê với nước chín trị họng sưng, họng mọc nấm, lỗ mũi lồi thịt. Phối hợp với vỏ Vông đồng lượng gấp đôi, rồi hoà rượu trắng uống mỗi ngày 2 thìa cà phê, trị các bệnh về tim. Rễ và vỏ rễ có độc, chỉ nên dùng ngoài, không được uống.

Đơn thuốc

Trị phong ngứa, nổi mụn như ghẻ phỏng, chảy nước tới đâu ăn tới đó, hoặc lở cùng mình, ngứa dữ dội, dùng vỏ Tầm tuột, lá Me chua, đọt ổi, đọt Chuối Sứ cùi (cây non). Các vị bằng nhau đem nấu một lần, để vào một cục phèn chua bằng ngón tay cái, nấu nước sôi vài đạo nhắc xuống để nguội, hoặc tắm hoặc thoa vào chỗ bị ngứa để vậy cho khô, làm nhiều lần đến khi hết ngứa mới thôi. (Kinh nghiệm của An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm

Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở

Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn

Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.

Gừng gió, cây thuốc tán phong hàn

Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch, Ngày dùng 20, 30g dạng thuốc sắc; thường phối hợp với các vị thuốc khác

Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu

Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Ngũ gia nhỏ (ngũ gia bì): chữa đau mình mẩy

Dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư

Kim ngân lá mốc, thuốc chữa viêm đường hô hấp

Ở Trung quốc, người ta thường dùng chữa viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, cảm cúm truyền nhiễm, sưng amygdal, viêm tuyến vú cấp tính

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Nho dại: dùng trị phong thấp

Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.

Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng

Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Bông vải, dùng hạt để trị lỵ

Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da

Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt

Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ

Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ

Cậy: thuốc giải nhiệt

Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.

Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo

Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm

Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên

Côm lá thon: cây thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang trong các rừng thưa, dọc các khe suối từ Lào Cai, Quảng Ninh tới Đồng Nai, An Giang, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ làm thuốc chữa bệnh ngoài da

Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật

Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.