- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chùm ngây: kích thích tiêu hoá
Chùm ngây: kích thích tiêu hoá
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chùm ngây - Moringa oleifera Lam (M. pterygosperma Gaertn), thuộc họ Chùm ngây -Moringaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m. Lá kép thường lá ba lần lông chim, có 6 - 9 đôi lá chét hình trứng mọc đối. Hoa trắng có cuống, hơi giống hoa dâu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, hoa gồ lên ở chỗ có hạt, khía rãnh dọc. Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, tròn, có 3 cạnh và 3 cánh màu trắng dạng màng.
Cây ra hoa vào tháng 1 - 2.
Bộ phận dùng
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Moringae.
Nơi sống và thu hái
Cây nguyên sản ở Ân Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Thường trồng ở các tỉnh phía nam nước ta từ Quảng Nam - Đà Nẵng qua các tỉnh Nam Trung Bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học
Vỏ rễ chứa gôm và 2 alcaloid là moringin và moringinin; moringin tươn g đồng với benzylanin cùng có trong vỏ thân, trong vỏ thân còn có (- sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram + và gram - và cả vi khuẩn ưa acid. Hoa chứa base vô định hình. Hạt chứa 33 - 38% một thứ dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hướng một số hoa.
Tính vị, tác dụng
Rễ có tính kích thích, chuyển máu, gây trung tiện, làm dễ tiêu hoá, trợ tim và bổ tuần hoàn, làm dịu; có tác dụng tốt đối với thần kinh và gây sẩy thai cũng như vỏ cây. Quả có tác dụng làm giảm đau; hoa kích thích và kích dục, hạt làm dịu cơn đau. Gôm từ thân cây chảy ra, màu trắng cũng có tác dụng làm giảm đau nhức.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa, các nhánh non đều có thể dùng làm rau ăn nhưng phải nấu chín. Ở Lào, người ta cũng dùng các nhánh non có hoa và quả xanh dùng nấu ăn như rau. Ở Campuchia, người ta dùng lá và quả vào việc nấu món somlo. Lá cây có tính kích thích tiêu hoá và cây có tính lợi tiểu nên cũng được sử dụng trong điều trị bệnh lậu. Rễ là một bộ phận được sử dụng nhiều làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn, cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột, icteria và sự đầy hơi. Rễ và vỏ cây cũng dùng gây sẩy thai. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thức uống chóng lại sức. Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi. Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt. Hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Gôm nhựa từ cây chảy ra, dùng chữa đau răng; phối hợp với dầu vừng làm chế phẩm nhỏ tai trị bệnh đau tai.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà dại hoa tím, trị sưng amydal
Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó
Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ
Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường
Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt
Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Nghệ bụi: khư phong lợi thấp
Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.
Náng lá rộng: gây sung huyết da
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.
Lâm vô: thuốc trị hen suyễn
Lâm vồ, hay còn gọi là đa bồ đề, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm. Cây thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian.
Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ
Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.
Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết
Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo
Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp
Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu
Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.
Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt
Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt
Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông
Nấm dắt: dùng nấu canh
Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.