Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da

2018-07-28 11:52 AM
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùm bao lớn, Lọ nồi - Hydnocarpus anthelmintica Pierre ex Laness, thuộc họ Chựm bao - Kiggelariaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao 8 - 20m, cành nhánh to và xoè rộng, tán hình ô, dày rậm. Vỏ màu xám đen, có xơ. Lá đơn mọc so le, phiến lá khi non màu hồng, khi già cứng và bóng, thường hình trái xoan dài hoặc thuôn, dài 15 - 30cm, rộng 3 - 7cm, gốc không cân xứng, gân bên 8 - 10 cặp. Chùm 2 - 3 ở nách lá, ít hoa; hoa đơn tính cùng gốc hay lưỡng tính; 5 lá đài không lông, 5 cánh hoa rời nhau dài 15mm; 5 nhị; bầu 1 ô có lông với 5 giá noãn. Quả tròn to 7 - 12cm; vỏ quả có lông như nhung đen; hạt 30 - 50, to 1,5 - 2,2cm, có nhiều góc cạnh và có vỏ cứng như sừng.

Hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 11.

Bộ phận dùng

Hạt phơi hay sấy khô - Semen Hydnocarpi Anthelminticae; thường gọi là Đại phong tử.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố rộng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở miền Trung và miền Nam, trong rừng rậm, thường ở gần các sông suối. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát ở các đường phố và làm cảnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa quả chín (8 - 10) lấy quả về đập lấy hạt phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân; uống trong thì ép bỏ dầu; dùng ngoài để nguyên không cần ép. Nếu dùng dầu thì ép hạt lấy dầu hoặc chiết dầu bằng dung môi.

Thành phần hoá học

Nhân hạt chứa dầu 64,8 - 65,5%, một glucosid thuỷ phân cho glucose và acid cyanhhydric. Hạt chứa 16,3%; dầu này chứa acid hydnocarpic 67,8%, acid chaulmoogric 8,7%, acid garlic 1,4%, acid oleic 12,3%, acid palmitic 7,5%, các đồng phân dưới các acid hydnocarpic 0,1%.

Tính vị, tác dụng

Vị béo hơi cay, mùi hôi, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ ghẻ. Dầu của hạt Chùm bao lớn cũng tương đương với dầu của cây Lọ nồi (hay dầu Chaulmoogra thực).

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài. Ngày dùng 2 - 4g (bỏ dầu) dạng thuốc hoàn hoặc sắc. Khi uống trong thường dễ bị nôn. Do đó, dùng thuốc có Đại phong tử thì phải có bao ngoài bọc đường hay cao, hoặc cho vào giữa quả chuối mà nuốt để khỏi nôn mửa. Uống trong bắt đầu dùng liều ít nhất 1 - 2g, ngày chia uống 2 lần; sau vài ba ngày sẽ tăng lên dần đến liều 2 - 4g ngày; kị ăn các chất sống lạnh. Dùng ngoài liều lượng không hạn chế.

Trong y học, người ta thường dùng các dẫn xuất của cây như ethyl hydnocarpat gồm chủ yếu là ethyleste của chaulmoogric và acid hydnocarpic được dùng tiêm bắp thì thuốc ít gây kích thích hơn. Có khi dùng uống dầu hoá dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Hiện nay trong điều trị bệnh hủi. Chùm bao lớn đã được thay thế bằng những loại thuốc chữa khác có tác dụng và tiện sử dụng hơn. Ở Campuchia người ta cũng dùng dầu hạt trị bệnh như dầu Đại phong tử. Vỏ cây, phối hợp với những vị thuốc khác dùng chế uống bồi dưỡng cho các phụ nữ sau khi sinh con. Quả ăn được nhưng hạt lại có độc. Ở Thái Lan dầu hạt dùng trị phong và bệnh ngoài da khác.

Đơn thuốc

Chữa phong hủi, giang mai, chàm và lở ngoan cố ở chỗ: Đại phong tử 20g, Khổ sâm bắc (củ) 120g, tán viên với hồ bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 8g; ngày uống 2 lần.

Các loại mụn nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng Long não đều 4g, Phèn phi.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt

Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.

Chạc ba: đắp làm liền gân

Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Nho dại: dùng trị phong thấp

Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.

Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ

Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.

Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp

Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc

Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống

Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh

Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.

Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt

Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.

Guồi tây, cây thuốc đắp mụn nhọt

Lá có độc, khi đem hơ nóng, được dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt, Thịt quả trắng, có nhiều dịch, rất thơm, vị chua, dùng ăn ngon

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột

Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu

Lù mù, chữa kiết lỵ

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ

Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.

Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu

Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.

Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má

Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét

Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Kim cang lá thuôn, thuốc trị bệnh tê thấp

Ở Ân độ, người ta dùng rễ tươi lấy dịch để điều trị bệnh tê thấp và dùng bã đắp lên các phần đau

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn