Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm

2018-07-21 08:47 PM

Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùa dù, Kinh giới rừng, Kinh giới núi - Elsholtzia blanda (Benth.) Benth., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm, cao 0,5 - 1,5m. Thân vuông, có lông mềm, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối; phiến lá hình mác, hai đầu thuôn nhọn, dài 3 - 15cm, rộng 0,8 - 4cm, mặt trên nhẵn, chỉ có lông ở gân, mặt dưới có lông mịn, mép khía răng không đều, đôi khi có viền hơi tím; cuống ngắn 0,3 - 1,5cm. Cụm hoa hình bông dày, dài 4 - 8cm, có thể đến 20cm, mọc ở nánh lá và ở ngọn; hoa màu trắng xếp dày đặc thành vòng sít nhau; đài hình chuông ngắn, có lông ở mặt ngoài; tràng hoa hơi có lông ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong, có 4 thuỳ gần bằng nhau; nhị 4, hai cái dưới hơi thò dài. Quả hình bầu dục, dẹt, dài 0,5 - 1mm, màu nâu đen.

Mùa hoa tháng 6 - 10, mùa quả 10 - 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Elsholtziae Blandae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở vùng núi cao và rừng thông, từ Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn... qua Nghệ An, đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum và Lâm Đồng; có nơi chúng tập trung thành bãi lớn. Người ta thu hái toàn cây, từ tháng 7 - 8 cho đến khi cây tàn lụi vào tháng 11 - 12, mang về phơi khô dùng làm thuốc hoặc cất lấy tinh dầu.

Thành phần hoá học

Cả cây chứa tinh dầu, hàm lượng 0,4 - 0,6%, có mùi thơm như khuynh diệp hoặc tràm; thành phần chủ yếu là cineol.

Tính vị, tác dụng

Chùa dù có vị cay đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm đau và sát khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu. Ngày dùng 10 - 15g cây khô, dạng thuốc sắc hay hãm. Có thể dùng cây tươi để xông chữa cảm cúm, hoặc dùng cây tươi giã nát ðắp hay xoa bóp chỗ ðau khi trẻ em ho hay sốt. Cũng có thể sử dụng tinh dầu để thay thế và dùng chữa các chứng đau và ỉa chảy. Rễ Chùa dù được dùng để trị sốt rét; ngày dùng 8 - 10g dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Háo duyên: cây thuốc uống trị giun

Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Long đởm cứng: mát gan sáng mắt

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.

Mãn bụi: trị thổ huyết

Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ

Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Lucuma, Lêkima, cây thuốc

Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng

Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt

Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.

Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn

Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Mướp: thanh nhiệt giải độc

Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Cóc mẩn: hãm uống trị ho

Lá sao lên hãm uống trị ho, nhất là khi cơn ho tiếp theo sau cơn sốt, như trong bệnh sởi, cả cây giã đắp vết bỏng, sưng tấy và rắn cắn

Mạc tâm, chữa kiết lỵ

Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương

Nghệ đen: phá tích tán kết

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Khôi, thuốc chữa đau dạ dày

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở

Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt

Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt