- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu
Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chổi, Chổi sể, Chổi trện, Thanh hao - Baeckea fruttescens L., thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả
Cây bụi cao 0,5 - 2m. Thân mềm, phân nhánh từ gốc, mùi thơm. Lá mọc đối, hình sợi hẹp, không có cuống, nhẵn bóng, phiến có tuyến mờ nâu, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá; ống dài chia 4 - 5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8 - 10 có chỉ nhị ngắn; bầu dưới, 3 ô, rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường nứt ngang; hạt có cạnh.
Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.
Bộ phận dùng
Toàn cây, trừ rễ - Herba Baeckeae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng. Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5 - 0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% □ - thuyon và □- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.
Tính vị, tác dụng
Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều.
Liều dùng 8 - 16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa Chổi dùng làm thuốc điều kinh, ăn uống kém tiêu.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20 - 40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10 - 20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.
Bài viết cùng chuyên mục
Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt
Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.
Mua lông: trị bệnh bạch đới và ỉa chảy mạn tính
Đồng bào dân tộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng dùng lá để tắm rửa khi bị phát ban da do nhựa của cây Bangcal, thuộc chi Buchanania trong họ Đào lộn hột.
Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ
Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim
Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy
Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.
Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ
Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa
Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù
Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí
Đuôi chồn Nam Bộ, cây thuốc lọc máu
Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Bả chuột, cây có độc diệt chuột
Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm
Cau Lào: dùng ăn với trầu
Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.
Đậu đen thòng: cây thực phẩm
Quả và chồi non được dùng ăn như các loại rau xanh và dùng để chăn nuôi, và làm cây phân xanh.
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm
Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.