- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa - Phyllanthus amarus Schum et Thonn., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 10 - 40cm, ít khi chia nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc mốc ở mặt dưới, nguyên, xếp hai dây, có mũi nhọn, nhẵn; mỗi cành nom như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính, ở nách lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái. Hoa cái có cuống dài hơn hoa đực. Quả nang nhẵn, hình cầu, dẹp, đường kính 2mm, có đài tồn tại, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt. Hạt hình tam giác, đường kính 1mm, có cạnh dọc và lằn ngang.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Phyllanthi Amari.
Nơi sống và thu hái
Loài cây liên nhiệt đới, có phân bố ở Ân Độ, các nước Đông Dương.. Ở nước ta, cây mọc hoang dại trên các đất hoang, ruộng vườn, khá phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái toàn cây vào mùa hè, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm để dùng dần.
Thành phần hoá học
Lá chứa một chất đắng là phyllanthin; không có quinine hoặc một alcaloid khác. Lá khô chứa những chất đắng hypophyllanthin (0,05%) và phyllanthin (0,35%) có độc với cá và ếch. Trong cây còn có niranthin, nirtetralin và phylteralin.
Tính vị, tác dụng
Cây có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết. Cũng có người cho là nó có tính nóng, điều kinh, hạ huyết nghịch, tan huyết ứ, trừ được sốt rét.
Chó đẻ thân xanh làm tăng mãnh liệt sự bài tiết nước tiểu cũng như kinh nguyệt nhưng không gây hại gì.
Ở nhiều nước Viễn Đông cũng đã sử dụng tính chất này của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây là do có một tỷ lệ cao chất Kalium.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ. Dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn. Các công dụng khác cũng như Chó đẻ. Ngày dùng 8 - 16g cây khô sắc uống, hoặc vò cây tươi và giã nát lấy nước uống. Dùng ngoài, giã đắp hoặc lấy nước cốt bôi.
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc lợi tiểu, tiêu bệnh phù, bệnh lậu và những rối loạn của đường niệu dục. Nước sắc các chồi non dùng trị lỵ; rễ tươi làm thuốc vàng da; lá làm thuốc lợi tiêu hoá, dịch lá dùng đắp vỡ loét. Người ta còn dùng lá và rễ phơi khô nghiền thành bột trộn với nước vo gạo dùng làm thuốc đắp các vết sưng, phù loét. Hiện nay nó là cây thuốc quan trọng trong các bài thuốc chữa viêm gan siêu vi B ở Ân Độ.
Bài viết cùng chuyên mục
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Mè tré: ôn bổ tỳ thận
Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.
Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim
Có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa
Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu
Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc
Mua núi: làm thuốc uống hạ sốt
Ở Campuchia, nhân dân ở vùng núi Đậu khấu, ở độ cao 700m thường ăn quả chín và dùng rễ làm một loại thuốc uống hạ sốt.
Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.
Na leo, chữa cam sài
Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ
Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.
Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà
Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.
Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi
Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.
Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Nghể: giải nhiệt chữa ho
Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.
Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt
Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc
Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá
Nho dại: dùng trị phong thấp
Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.
Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết
Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch
Móng rùa: dùng trị bệnh đau thận
Cây của miền Đông dương, mọc hoang ở rừng cùng với Tung hay Lá buôn ở Đồng Nai và nhiều nơi khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tận núi Đài huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang.
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn