- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chó đẻ, Chó đẻ răng cưa, Răng cưa, Cam kiềm, Rút đất - Phyltanthus urinaria L., thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, cao 20 - 30cm, có thân màu đỏ, thường phân nhánh nhiều; nhánh có gốc, có cánh. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau, do đó mỗi nhánh nom như một lá kép lông chim, mỗi lá thực sự hình thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành, tất cả hầu như không cuống, hoặc có cuống ngắn. Quả nang hơi đỏ, hình cầu đường kính 2mm, có gai nhỏ chứa 6 hạt hình tam giác màu sôcôla nhạt.
Mùa hoa quả tháng 4 - 10.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Phyllanthi, thường gọi Diệp hạ châu. Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm đê dùng.
Thành phần hoá học
Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.
Tính vị, tác dụng
Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và ílavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8 - 16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thê giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.
Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó đê răng cưa đê chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan; 3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.
Ở Ân Độ người ta dùng toàn cây như là thuốc lợi tiêu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và
những rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em.
Đơn thuốc
Chữa nhọt độc, sưng đau; dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã ðắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).
Chữa bị thương, vết đứt chảy máu, dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).
Chữa bị thương ứ máu: dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp. Hoặc hoà thêm bột Đại hoàng 8 - 12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).
Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước; dùng Chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
Chữa lở loét thối thịt không liền miệng; dùng lá Chó đẻ răng cưa. Lá Thồm lồm, liều bằng nhau. Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
Chữa trẻ em tưa lưỡi, giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (Dược liệu Việt Nam).
Sản hậu ứ huyết, dùng 8 - 16g cây khô sắc uống hằng ngày (Dược liệu Việt Nam).
Bài viết cùng chuyên mục
Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm
Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.
Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm
Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu
Gùi da có cánh: cây thuốc có độc
Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt
Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù
Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo
Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận
Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá
Khế: thuốc trị ho đau họng
Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.
Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu
Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư
Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí, Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ
Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng
Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng
Mật đất: chữa đau bụng
Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen
Mạn kinh, khư phong tán nhiệt
Ở Ân Độ, lá được dùng đắp ngoài để trị đau thấp khớp bong gân. Lá nén làm gối đầu dùng trị viêm chảy và đau đầu; lá nghiền bột dùng trị sốt gián cách
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.