Chiêu liêu nghệ: chữa đi ỉa lỏng và lỵ

2018-06-29 02:04 PM
Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu ổi, Chiêu liêu đen, Bần nâu - Terminalia nigrovenulosa Pierre ex Laness (T.triptera Stapf), thuộc họ Bàng - Combretaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn, rụng lá một phần, cao 10 - 30m, đường kính 0,5 - 1m, thường phân nhánh từ độ cao 6 - 10m, tạo thành nhiều thân, vỏ thân màu xám nhạt có nhiều khoang trắng và đen. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình mác, gần như bầu dục, thon hẹp hai đầu, đai hơi bóng, hơi có chấm trắng ở mặt trên, dài 8 - 10cm, rộng 5 - 6cm, có hai tuyến hình chén ở mép lá và cách gốc cỡ 1cm. Hoa nhỏ, trắng thành chùy kép, rậm hoa, dài 6cm, phủ lông hung. Quả dài tới 25mm, có 3 cánh rộng 7 - 8mm, màu xanh tươi, khi khô màu đen, có một hột dài 4 - 7mm.

Hoa tháng 5.

Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Terminaliae.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang ở vùng núi các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, trên đất phù sa cổ hoặc bồi tụ, nhiều mùn. Khi dùng vỏ, bóc thành từng mảnh dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5cm, dày 8 - 12cm, đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Vỏ Chiêu liêu nghệ cho 35% cao khô trong đó các acid cachontanic và phlobaphen, có tới 2% tanin và 10% oxalat calcium.

Tính vị, tác dụng

Chiêu liêu nghệ có vị đắng, tính hàn, có độc; có tác dụng phá huyết, hành huyết, thông kinh lạc, trục phong đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Từ lâu, nhân dân Campuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng và lỵ. Người ta thường dùng liều 20 - 40g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50 - 100g cồn thuốc (1/5). Khi cần dùng mới chế thuốc vì dạng xirô chế bằng cao nước Chiêu liêu nghệ rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn. Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục, lậu ké; còn dùng làm thuốc giục.

Ghi chú

Đàn bà có thai không nên dùng

Đơn thuốc

Chữa bệnh tiêu chảy, đi tiêu lỏng, đau bụng, ăn không tiêu, sình bụng, dùng Hậu phác (sao Gừng) 12g, vỏ Quýt (sao) 10g, đọt ổi 10g, Dứa gai 12g, Chiêu liêu đen hoặc vỏ Măng cụt 10g. Đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước. Uống ngày một thang (Kinh nghiệm ở An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Gáo, cây thuốc chữa ho

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Lan quạt lá đuôi diều, thuốc trị nhiễm đường niệu

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo

Han lình: cây thuốc trừ giun

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.

Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ

Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Mật đất: chữa đau bụng

Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ

Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.

Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp

Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Cải giả: làm thuốc mát

Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Cóc (cây): sắc uống để trị ỉa chảy

Quả có thịt cứng, nhiều dịch màu vàng có vị chua, thường dùng ăn, ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ Chiêu liêu nghệ được dùng sắc uống để trị ỉa chảy

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng

Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Mến tường: trị viêm phế quản

Loài phân bố ở Ân Độ, và Việt Nam. Ở nước ta cây thường mọc trên đường cũ, đá ẩm, trên vôi từ thấp đến độ cao 1000m từ Lào Cai, Hoà Bình tới Quảng Nam.

Chẹo: lá có độc đối với cá

Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Kontum

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết

Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.