Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

2018-06-27 03:06 PM
Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chìa vôi bò, Rau tai trâu, Nho lá tim -Cissus repens Lam., thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 2 - 3m, hoàn toàn nhẵn, cành hình 4 cạnh, không có cánh, có khi bao phủ một lớp phấn màu mốc mốc, tua cuốn chẻ hai. Lá hình trái xoan hay tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, có tai cách nhau, màu đo đỏ ở mặt dưới, dài 5 - 10cm, rộng 3 - 6cm. Hoa xếp thành ngù đối diện với lá, rộng cỡ 2cm, cánh hoa 2mm, đĩa mật 4 thuỳ. Quả mọng dạng quả lê, dài 6mm, rộng 4 - 5mm. Hạt nhẵn, hơi có hình đa giác.

Có 2 thứ: Ở var. glauca Roxb, nhánh mốc mốc, lá đo đỏ ở mặt dưới. Ở var. cordata Roxb, lá có hình tim tròn gần như không đỏ ở mặt dưới.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Cissi Repentis.

Nơi sống và thu hái

Chìa vôi xanh mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm vùng núi khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Ninh Bình cho tới các tỉnh miền Trung. Còn phân bố ở Lào, Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Trung Quốc. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Thành phần hoá học

Ngọn và lá non chứa nước 90,7%, protid 1,9%, glucid 3,7%, xơ 3%, tro 0,7%; Ca 125mg%, Phosphor 13,7mg%, caroten 2,1mg%, và vitamin C 26mg%.

Tính vị, tác dụng

Dây và lá Chìa vôi có ít độc, có tác dụng trừ độc tiêu thũng. Rễ tán kết, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả ăn tươi và cũng dùng nấu canh. Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua. Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ. Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng dây và lá trị sâu quảng, mụn nhọt, rắn độc cắn và dùng rễ chữa sốt, làm giảm đau, trị lâm ba kết hạch và viêm thận.

Bài viết cùng chuyên mục

Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư

Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.

Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng

Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình

Gai kim: cây thuốc long đờm ngừng ho

Lá sắc đặc ngậm chữa sâu răng; cành lá sắc uống chữa ho, Ở Ân Độ, dịch lá dùng để rửa và dùng xoa để ngăn ngừa nứt nẻ chân vào mùa mưa.

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng

Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không

Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa

Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc

Lạc: thuốc trị suy nhược

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Lục lạc sét, bổ tỳ thận

Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng

Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương

Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng

Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn

Lấu bà: thuốc chữa băng huyết

Cây nhỡ cao đến 4m; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông ngắn nâu đỏ. Lá có phiến bầu dục to, dài 15 đến 21cm, mặt dưới có lông dày ở gân; cuống dài 1,3cm.

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da

Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp

Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.

Chòi mòi Henry: dùng chống xuất huyết

Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết

Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo

Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.