- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chanh trường, Cà xoắn - Solanum spirale Roxb., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao 2 - 3m, thân nhẵn bóng. Lá mọc so le, phiến lá thon ngược, to 15 x 5mm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, mép uốn lượn, mỏng, không lông; gân phụ 7 - 8 cặp; cuống 1 - 1,5cm. Chùm hoa ngoài nách lá; cuống hoa dài 1,5cm; đài nhỏ, tràng trắng cao 5 - 6mm; nhị 5, vàng. Quả mọng tròn, hồng, khi chín màu đỏ, to 7 - 8mm, hạt dẹp, to 2 - 3mm.
Hoa tháng 7 - 9, quả tháng 10 - 2.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Solani Spiralis.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang và được trồng ở miền núi, có ở Hoà Bình (Kỳ Sơn) và cũng gặp ở Khánh Hoà. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Còn phân bố ở Lào, Ân Độ, Trung Quốc. Lá và rễ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Rễ giàu các chất có alcaloid; vỏ cây và lõi rễ chứa các alcaloid glucosidic.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp kiện tỳ, lợi niệu, trừ ho, tiệt sốt rét. Rễ gây mê và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ, viêm bàng quang, phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt lở ngứa. Quả ăn được và dùng làm gia vị. Lá dùng chữa đau bụng kinh niên, đau quặn, chướng bụng, phù thũng, liều dùng 10 - 20g, dạng thuốc sắc. Rễ dùng chữa kinh nguyệt không đều. Liều dùng 6 - 12g, sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Mạ sưa, chữa viêm ruột
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi
Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.
Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét
Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử
Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng
Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.
Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng
Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng
Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.
Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ
Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp
Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương
Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương
Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật
Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định
Nho: trị thận hư đau lưng
Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.