Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng

2018-06-15 11:33 AM
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chanh, Chanh ta - Citrus aurantifolia (Christm et Panzer) Swingle (C. medica L. var. acida Hook.f.), thuộc họ Cam - Rataceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ cao 3 - 4m hay hơn, thân có nhiều cành; gai ở cành thẳng, dài 1cm, còn gai ở thân dài 2 - 3cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, nguyên, hơi dai và màu lục bóng, dài 4 - 6cm, rộng 3 - 4cm, có nhiều tuyến nhỏ; cuống lá có đốt, dài 1cm, có cánh hẹp. Hoa trắng, nhỏ ở nách lá, tập hợp thành nhóm 3 - 10 cái. Quả có đường kính 3 - 6cm. hơi dài, màu lục hoặc vàng khi chín; vỏ mỏng dính vào múi; cơm quả chứa nhiều nước, rất chua. Cây ra hoa, kết quả quanh năm.

Bộ phận dùng

Lá và quả - Folium et Fructus Citri Aurantifoliae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Đông Nam á được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, Chanh cũng được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam để lấy quả ăn, khi còn xanh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có một thứ (var, italica Hort) có quả to với múi màu vàng vàng. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi trong râm. Quả thu hái gần như quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.

Tính vị, tác dụng

Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật. Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn. Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun. Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Nước hãm lá dùng uống trị cảm cúm và giúp cho răng mọc tốt.

Đơn thuốc

Sốt rét dai dẳng, dùng lá Chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá Chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3 - 5 ngày liền.

Cảm cúm: Lá Chanh 16g, Tỏi 4 - 6g, lá Dung hoặc lá Mít 16g, Nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Hen phế quản: Lá Chanh một nắm, dây Tơ hồng một nắm; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần một bát; uống 7 - 10 ngày liền.

Ho gà; Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

Chữa sâu quảng: Lá Chanh non, lá Diếp cá, lá Húng Chanh, lá Mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác (Vương Thừa Ân).

Rắn cắn: Rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Mùi tây: kích thích hệ thần kinh

Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.

Mức, chữa đau yết hầu

Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau

Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót

Mua tép có mào, tác dụng kháng nham

Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa

Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.

Bả chuột, cây có độc diệt chuột

Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai

Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa

Quế thanh: chữa đau bụng ỉa chảy do lạnh

Cũng dùng như Quế nhục làm thuốc chữa đau bụng và dạ dày, ỉa chảy do lạnh, thận âm bất định, đau lưng, phong tê bại, chữa thũng, kinh bế do hàn và cấp cứu bệnh do hàn.

Mung rô Trung Quốc: thư cân hoạt lạc

Có một loài khác là Munronia henryi Harms, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong chỉ thống, giải nhiệt triệt ngược, được dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.

Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy

Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị

Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột

Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.