- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chanh kiên - Citrus limonia Osbeck, thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao 2 - 5m, có nhánh không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, có thể dài tới 35mm, chồi non màu tím. Lá tồn tại, xoan hay xoan dài, dài tới 7 - 8cm (tới llcm), rộng 3 - 3,5cm (tới 6cm) tròn ở gốc, tròn hay có mũi nhọn ngắn ở chóp, mỏng, mép có răng tù; gân phụ mảnh, hơn 10 cặp; cuống tròn, không có cánh, nhưng thường dẹp, dài 6 - 8mm. Hoa trắng, nhuốm tía hay tim tím, khá lớn, đơn độc hay xếp 2 - 3 cái thành chùm nhỏ ở nách lá. Quả hơi cao, to 2 x 1,7cm hoặc thuôn tròn đường kính 2,5cm, có u ở đỉnh, có vỏ mỏng, nhẵn, chia ra 10 - 12 múi, mỗi múi chứa 2 - 3 hạt hình trứng khá lớn, hơn dẹt, có vỏ dày bao lấy một hay nhiều phôi không có màu lục; vỏ dễ tróc, nạc chua.
Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Lá, quả, hạt, rễ, vỏ thân - Folium, Fructus, Semen, Radix et Cortex Citri Limoniae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở miền Bắc nước ta và cả ở Campuchia và Lào. Cũng được trồng khắp nơi cùng với Chanh ta. Có thể thu hái các bộ phận khác nhau của cây quanh năm, dùng tươi hay sấy khô. Người ta có thể bảo quản quả Chanh dưới dạng cao hay muối để dùng dần.
Thành phần hoá học
Lá chứa tinh dầu 0,3 - 0,5% stachydrin. Vỏ quả chứa 0,5% tinh dầu gồm limomen,ũ-pinen, □-phellandren, camphen và □ -tecpinen. Cùi trắng của vỏ chứa pectin. Mùi thơm của Chanh là do các hợp chất citral và một số ít citronellal. Dịch quả chứa acid citric 5 - 10%, citral acid calcium và kalium 1 - 2%, citral ethyl, acid malic, vitamin C, B1, riboflavin. Hạt chứa dầu béo gồm các acid palmatic, acid stearic, acid linoleic, acid oleic.
Tính vị, tác dụng
Lá, rễ, vỏ quả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải nhiệt, hoạt huyết, khỏi ho, tiêu đờm, tiêu thực. Dịch quả có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cây Chanh được trồng để lấy quả ăn; đọt và lá non làm gia vị. Vỏ quả ngoài có tinh dầu dùng chế rượu Chanh. Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư. Dùng cho người ăn uống kém hay bị nôn. Rễ và hạt chữa rắn cắn. Dịch quả giải nhiệt, đỡ khát, chữa nôn mửa, kém ăn. Ngày dùng 6 - 10g dạng thuốc sắc. Dịch quả dùng uống tươi.
Đơn thuốc
Chữa nôn oẹ, ho khan, dùng quả Chanh cắt từng miếng cho thêm vài hạt muối nhai nuốt.
Chữa trẻ em sốt cao, co giật, trợn mắt, vắt nước Chanh nguyên chất cho uống liên tục, thật nhiều và lấy vỏ Chanh vắt lấy nước xoa vào lồng ngực và xát tay chân từ trong ra, xát nhiều ở khuỷu tay, khe chân, thì sốt lùi và tỉnh.
Chữa cảm sốt nóng, không có mồ hôi hay cảm cúm mùa hè, dùng lá Chanh 60 - 80g sắc uống và xông hơi cho ra mồ hôi.
Chữa ho khan mất tiếng, dùng vỏ rễ Chanh (bỏ lớp ngoài lấy lớp trắng), vỏ trắng rễ Dâu, rễ Bươm bướm, đều 15g sắc uống.
Chữa rắn cắn; dùng rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ chia 2 lần uống trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
Ghi chú
Ở nước ta có trồng một loài khác, gọi là Chanh tây - Citrus limon (L.) Burm.f. nhưng ít phổ biến, có quả dạng quả xoan bông vụ, to hơn Chanh thường và vỏ dày, da trắng chua, hạt trắng, lá mầm trắng. Loài này được sử dụng nhiều làm thuốc ở Ân Độ và các nước châu Âu. Ở Đà Lạt, Chanh tây cũng dùng thay Chanh và có thể cắt lát cho vào nước trà để uống giải khát.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Mướp: thanh nhiệt giải độc
Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Cỏ bờm ngựa: dùng trị nhiễm trùng niệu đạo
Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Náng lá rộng: gây sung huyết da
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.
Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn
Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Móng bò trắng: hãm uống trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ tới Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường thấy trồng ở đồng bằng Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang.
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ
Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp
Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Quả nổ lùn: làm thuốc trị bệnh đau ngực
Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh
Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương
Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ
Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Mãn bụi: trị thổ huyết
Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.
Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ
Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.