Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ

2018-06-16 01:25 AM
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chân trâu, Cây móng bò, Tai voi - Bauhinia malabarica Roxb., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao tới 10m. Lá dai, màu lục lờ hay mốc bạc ở mặt dưới, hình tim sâu ở gốc, chia 2 thuỳ ở chóp, với thuỳ tròn, dài 10 - 15mm, tách nhau bởi một gốc rộng. Hoa thành chùm gồm 2 - 4 ngù hoa mảnh; cuống hoa 2cm; nụ tròn dài.

Quả màu nâu sẫm, dài 20 - 25cm, rộng 2cm, có cuống 3cm, với một mũi cứng 15mm, có vỏ quả trong có lông dạng sợi màu vàng. Hạt 10 - 30.

Mùa hoa tháng 5 - 6, quả chín và rụng tháng 2 - 3.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ rễ, hoa non - Folium, Cortex Radicis et Flos Bauhiniae Malabaricae.

Nơi sống và thu hái

Cây của Á châu nhiệt đới, từ Ân Độ, Lào, Việt Nam tới Philippin cho đến Inđônêxia. Thường gặp trong các rừng rụng lá mùa khô ở cao độ thấp. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa 9 - 12% tanin.

Tính vị, tác dụng

Lá có vị chua.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá có thể dùng làm rau gia vị, hoặc ăn sống trộn dầu giấm, hoặc nấu chín như các loại rau khác. Ở Campuchia, người ta dùng lá để trị bệnh ghẻ. Thịt quả rơi xuống đất sau mùa khô, thường được các thú rừng tìm đến để ăn, có tác dụng đối với bệnh đường ruột của chúng. Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này.

Ở Philippin, các hoa non thường được dùng hãm (10g - 20g hoa trong nửa lít nước sôi) lấy nước uống trong để trị lỵ. Ở bờ biển Malabar, người ta dùng vỏ rễ chữa các bệnh về gan.

Bài viết cùng chuyên mục

Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy

Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.

Lòng mang, khư phong, trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính hơi nóng, có tác dụng khư phong, trừ thấp, dãn cơ, hoạt huyết và thông lạc

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Cám trắng: trị cơn đau bụng

Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Nguyệt quế: làm thuốc điều kinh

Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.

Mộc tiền to: thuốc trị ho

Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà

Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm

Long đởm: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt

Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng

Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết

Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy

Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Mẫu đơn, chữa nhức đầu

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.