- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai
Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chân rết, Tràng pháo, Cơm lênh - Pothos repens (Lour.) Druc, thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả
Cây thảo mảnh, leo dài 5 - 20m. Lá có phiến hình đầu hẹp, thuôn và có mũi ngắn; cuống hình dải thuôn, gân hình tim ngược ở đỉnh, dài gấp ba lần phiến. Cụm hoa ở nách hay đỉnh cành, rất dài (15-20cm) có 4 - 5 vẩy hình dải, lợp lên nhau. Mo hình dải, có mũi. Trục cụm hoa nạc, mang nhiều hoa; bao hoa có 6 mảnh; nhị 6. Quả mọng hình trái xoan, khi chín có màu đỏ.
Ra hoa quả vào tháng 5.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Pothoris.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bổ ở Nam trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc bám trên đá và các cây gỗ lớn, nhiều khi tạo thành búi; phổ biến ở các tỉnh phía Bắc tới Thừa Thiên-Huế. Khi dùng lấy toàn cây rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, cầm máu, dãn khớp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp. Liều dùng 15 - 25g. Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa.
Đơn thuốc
Băng huyết, động thai, dùng 100g dây lá Chân rết sao, sắc với 300ml nước, còn 100ml, uống hàng ngày.
Đau màng óc, lấy lá tươi giã nát lấy nước uống, bã đắp.
Co thắt sau chấn thương, dùng 15g dây lá khô, nấu với gân lợn lấy nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt
Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Nghể gai, thuốc tiêu thũng
Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn
Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong
Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm
Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc
Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.
Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu
Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm
Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
Mè đất: khư phong giải biểu
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Nguyệt quế: làm thuốc điều kinh
Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.
Me nước, trị bệnh đái đường
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc
Kro: thuốc trị sốt rét
Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.
Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương
Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng
Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày
Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng
Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má
Mây vọt: chữa thương và lợi tiểu
Loài phân bố ở châu Phi nhiệt đới, Xri Lanca, Đông Nam Á châu, Mêlanêdi, Polynêdi và bắc Úc châu. Ở nước ta, thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển.
Cẩm thị: gây ngứa da
Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.
Hương thảo: thuốc tẩy uế
Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu