- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy
Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chân chim núi - Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 4 - 5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5 - 6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8 - 12mm, cuống hoa 4 - 5mm; nụ hoa nhỏ. Quả nhỏ, hình cầu.
Hoa tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Vỏ và lá - Cortex et Folium Schefflera Petelotii.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình. Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50 - 100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.
Bài viết cùng chuyên mục
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Niễng: chữa được bệnh về tim
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.
Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng
Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Liễu: khư phong trừ thấp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày
Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng
Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Dung chụm, cây thuốc trị chấn thương
Cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn, nhánh non màu sét, rồi không lông, Lá có phiến dày, không lông, xanh đậm, lúc khô màu vàng, thường dài cỡ 10cm
Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy
Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột
Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm
Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.
Muồng hai nang, kích thích làm thức
Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân
Mạnh trâu, bổ gân
Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da
Nam xích thược, dùng trị cảm gió
Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Lạc địa, thuốc giải độc
Thường được trồng làm cây phủ đất trong các đồn điền. Cũng dùng được làm thức ăn gia súc. Đồng bào dân tộc ở Bắc Thái dùng toàn cây chữa phù thận
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.
Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.
Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.