- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chàm mèo, Chàm lá to - Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze., thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả
Cây nhỏ lưu niên, cao 40 - 80cm (có khi đến 2m); thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu. Lá mọc đối, thường mềm ỉu, hình trái xoan hay bầu dục thon, dài 10 - 13cm, gân phụ 6 - 7 cặp, mép có răng hay khía tai bèo, các lá cùng một đôi thường không bằng nhau. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp thành bông ít hoa; các bông này lại xếp thành chuỳ; lá bắc hình lá, nhẵn, lá bắc con hình sợi; đài cao 1cm, các lá đài nhọn; tràng hoa màu lam đến tím, cuống dài 3 - 3,5cm, phía trên loe ra, có 5 thuỳ bằng nhau, nhị 4; bầu không lông. Quả nang dài, không lông.
Mùa hoa quả tháng 11 - 2.
Bộ phận dùng
Lá - Folium Strobilanthis Cusiae, thường gọi là Mã lam; Bột chàm - Indigo naluralis, thường gọi là Thanh đại.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở các thung lũng ẩm ướt, các núi đá và được trồng lấy cành lá để nhuộm màu xanh chàm. Ở hầu hết các tỉnh vùng cao ở miền Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc đều có trồng chàm mèo trong các vườn gia đình hay trên nương rẫy gần nguồn nước, ở miền Nam cũng có trồng ở Bình Định. Người ta trồng chàm mèo bằng cách vào tháng 3 - 4. Sau khi trồng được 6 tháng đã có thể thu hái lá. Dùng lá tươi để chế bột chàm; lá tươi ngâm nước ở 30oC trong 12 giờ cho lên men. Lọc men, lọc, kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4 - 5 giờ. Lọc gạn lấy bột Chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi trong mát đến khô. Bột Chàm tốt phải chứa 60 - 70% indigotin.
Thành phần hoá học
Lá Chàm mèo chứa 0,4 - 1% indican. Khi thuỷ phân, indican cho indoxyl và glucose. Khi bị oxy hoá, indoxyl cho indigotin. Indigotin có màu xanh lam sẫm. Còn có indirubin.
Tính vị, tác dụng
Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu. Thanh đại tính hàn, như là chàm và cũng tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết, giải độc. Người ta đã nghiên cứu tác dụng kháng nội tiết sinh dục nữ, gây sẩy thai, gây tăng co bóp tử cung một cách nhịp nhàng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Chàm mèo được dùng chữa trẻ em kinh sợ, cam nhiệt, sốt, sốt phát cuồng, sưng amydgal, nôn mửa, thổ huyết, phụ nữ rong kinh, rong huyết. Ngày dùng 4 - 6g cao lá trộn thêm đường, hoặc dùng 1 - 4g bột Thanh đại với nước. Dùng ngoài lấy cả cây Chàm mèo nấu cao đặc bôi chữa chàm chốc viêm lợi chảy máu mồm miệng lở loét, rắn độc và sâu bọ cắn.
Đơn thuốc
Tuệ Tĩnh đã dùng lá Chàm và Thanh đại để chữa một số bệnh sau:
Chữa uống thuốc quá liều lượng mà ngộ độc, buồn bực nguy cấp. Lá Chàm giã nhỏ, chế nước nguội, vắt lấy nước cốt uống vài bát.
Chữa đơn lở nổi bọng nước, đau nhức: Lá chàm giã nát đắp.
Chữa chảy máu mũi: bột Chàm, bồ hóng sao, tán bột lượng bằng nhau, uống mỗi lần 4g.
Chữa trẻ em cam răng, thối loét; dùng Thanh đại bôi khắp chân răng, mỗi giờ bôi một lần.
Chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt, hôn mê: Thanh đại hoà với nước cho uống, mỗi ngày 2 - 8g chia uống làm nhiều lần.
Viện Dược liệu đã bào chế viên Thanh đại từ cao khô lá Chàm sao để chữa cho phụ nữ bị rong kinh. Dùng viên thanh đại chứa 0,25g cao khô lá Chàm mèo, mỗi ngày uống 10 viên chia làm 2 lần. Uống từ thời điểm 5 ngày trước lúc bắt đầu có kinh nguyệt và uống liên tục 10 ngày. Uống nhắc lại như vậy vào tháng 2, thứ 3 hoặc lâu hơn, cho đến khi kinh nguyệt trở lại bình thường thì ngừng uống thuốc.
Nếu lại tiếp tục uống kéo dài, kinh nguyệt có thể bị chậm lại quá mức bình thường.
Người ta cũng dùng cao Chàm mèo phối hợp với cao Ích mẫu để gây sẩy thai ở giai đoạn sớm (thời kỳ đầu thai nghén) đạt kết quả 63%.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Hoàng đằng: cây thuốc trị sưng viêm
Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Đào: cây thuốc chữa bế kinh
Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.
Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ
Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực
Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt
Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí
Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.
Cải đồng: làm dễ tiêu hoá
Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.
Gừa: cây thuốc trị cảm mạo
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Nghể đông: tác dụng hoạt huyết
Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày
Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.
Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích
Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt
Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy
Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.