- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chàm, Chàm đậu - Indigofera tinctoria L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 0,6m; cành nhánh có lông mịn. Lá có 4 - 6 đôi lá chét đối nhau, hình trái xoan, hơi thắt lại gốc, tròn và có mui nhọn mảnh ở chóp, có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu xanh lục và đỏ, xếp thành chùm ở nách; trụ cụm hoa ngắn hơn các lá và mang hoa từ phía gốc lên. Quả thẳng hoặc hình lưỡi liềm, ít mở, có lông lốm đốm. Hạt 5 - 10 hình khối, màu hạt dẻ.
Ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Indigoferae
Nơi sống và thu hái
Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch đến độ cao 2000m. Cây cũng được trồng ở vùng núi. Có thể trồng bằng hạt vào mùa mưa. Cành lá thu hái vào mùa khô, trước khi cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Lá tươi khi đem ngâm vào nước vôi sẽ thu được bột chàm (Thanh đại) màu xanh lam rất đẹp, thường dùng nhuộm quần áo.
Thành phần hóa học
Cây chứa một chất glucosid gọi là indican; chất này khi bị thuỷ phân cho ra glucose và indoxyl; chất indoxyl sau khi bị oxy hoá trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây, nhất là thanh đại có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết độc. Rễ có tác dụng lợi tiểu. Lá giải độc, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá thường được dùng chữa viêm họng, song Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Ở Ân Độ hãm toàn cây dùng chữa động kinh và rối loạn về thần kinh, dùng trị ho gà và cũng dùng làm thuốc bôi dẻo để điều trị vết thương, lở loét và bệnh trĩ. Rễ dùng trị viêm gan và bò cạp đốt.
Cách dùng
Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột, ngày dùng 2 - 6g. Dùng ngoài giã nát để đắp hoặc ép lấy dịch để bôi. Hoặc dùng bột chàm cùng với phèn chua. Hoàng liên, Đinh hương làm bột bôi.
Bài viết cùng chuyên mục
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức
Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Mán đỉa: tắm trị ghẻ
Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.
Cáp điền: đắp các vết thương sưng đau do tê thấp
Ở Ân Độ, người ta dùng lá tươi hơ nóng đắp các vết thương sưng đau do tê thấp, cây khô tán thành bột và lẫn với một lượng tương đương hạt.
Dứa: cây thuốc nhuận tràng
Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.
Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt
Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.
Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Mí: trị đau nhức khớp
Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.
Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu
Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Chân danh nam: làm thuốc khai vị
Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Cang: giúp tiêu hoá tốt
Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Cải giả: làm thuốc mát
Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu