Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp

2018-06-06 11:24 AM
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Châm châu, Hồng bì dại, Dâm hôi, Mắc mật, Giổi - Clausena excavata Burm. f. thuộc họ Cam -

Rutaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao 1 - 5m, bao giờ cũng xanh, có ít nhiều lông, không có gai. Lá kép lông chim, mọc so le, mùi hôi hôi, mang 15 - 21 lá chét không cân, mặt trên bóng, mặt dưới dày lông, chuỳ hoa ở ngọn, nụ tròn, hoa màu hồng nhạt, cao khoảng 24mm, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 8 nhị, bầu hình trụ có lông. Quả mọng hình trứng kéo dài, màu cam hay đỏ, không lông, chứa 1 - 2 hạt. Ở var. villosa Gagnep., lá dày lông mịn vàng vàng.

Hoa tháng 4 - 6; quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây, hạt - Folium, Cortex et Semen Clausenae Excavatae.

Nơi sống và thu hái

Cây của á châu nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi, trên các đồi cây bụi, nương rẫy cũ từ các tỉnh phía Bắc cho tới các tỉnh Tây Nguyên. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình miền núi. Lá và vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt lấy ở những quả già, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, làm săn da; ở Ân Độ, người ta cho cây là có tính lợi tiểu. Lá cây có vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và trừ giun. Vỏ cây và thân cây có vị đắng, bổ và làm se. Quả có vị chua hơi ngọt; hạt hơi the có tác dụng trừ giun và làm chóng tiêu cơm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, người ta dùng lá ăn với somlo, cũng dùng lá non làm rau gia vị. Quả ăn được. Người ta thường dùng các bộ phận khác nhau của cây làm thuốc giúp sự tiêu hoá. Lá thường được dùng đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp hay bong gân và nấu nước trị ghẻ, mụn nhọt. Ở Java, người ta dùng dịch lá trị ho và trừ giun. Ở Campuchia, còn dùng lá trừ giun cho gia súc. Vỏ cây ðýợc dùng chữa ðau bụng kém tiêu và ho đờm khản cổ. Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi và dùng lá nấu nước xông.

Cách dùng

Ngày dùng 8 - 16g vỏ, hạt, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã lá tươi đắp (có thể trộn rượu hay giấm) hoặc nấu nước tắm rửa hay súc miệng.

Đơn thuốc

Tê thấp, đầu gối đau; dùng lá tươi giã nát, trộn giấm đắp.

Ghẻ, mụn nhọn; dùng lá Châm châu tươi giã với lá Đại lấy nước đặc bôi. Dân gian còn dùng rễ băm nhỏ nấu nước ngậm chữa đau cổ không ăn uống được.

Bài viết cùng chuyên mục

Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da

Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu

Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn

Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa

Lạc: thuốc trị suy nhược

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Cám trắng: trị cơn đau bụng

Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi

Nấm sữa, ức chế báng nước

Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm

Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu

Cánh nỏ: cây thuốc

Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu

Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn

Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản

Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp

Khôi, thuốc chữa đau dạ dày

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở

Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.

Cải xanh: rau lợi tiểu

Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Đùng đình: cây thuốc lành vết thương

Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu

Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.

Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc

Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống

Bùi tròn, tiêu sưng giảm đau

Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh

Hổ bì: cây thuốc trị sốt rét

Ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không, Ở Ân Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách, Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.