Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai

2018-06-06 10:27 AM

Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chàm bụi - Indigofera suffruticosa Mill. (I. anil L.) var. polyphylla DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Bụi cao 1 - 2m, nhánh có lông màu trắng. Lá dài cỡ 10cm, lá chét 5 - 10, bầu dục tròn hai đầu to vào cỡ 15 x 7mm mặt dưới có ít lông rạp xuống, gân phụ rất mảnh, 7 cặp, cuống phụ 1mm; lá kèm như kim cao 6mm. Chùm hoa ở nách lá, dài 3 - 10cm; hoa sít nhau; đài hình chuông có lông, răng ngắn và rộng; tràng hoa màu vàng. Quả ngả xuống dưới, cong cong, dài 1,5 - 2cm, có lông nằm; hột 5 - 10, nâu, to 1mm.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Indigoferae Suffruticosae.

Nơi sống và thu hái

Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở. Cây được trồng để lấy lá chế chất nhuộm ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Thừa Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng là cây phân xanh cải tạo đất rất tốt cho các chân ruộng miền đồng bằng và cho các vùng đồi núi.

Thành phần hóa học

Cũng chứa glucosid indican như Chàm nhuộm.

Tính vị, tác dụng

Cây được xem như hạ nhiệt, tiêu sưng, xổ, chống co thắt, lợi tiểu và lợi tiêu hoá.

Ở Trung Quốc, thanh đại của Chàm bụi cũng có những tính chất chung như của Chàm nhuộm và Chàm mèo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, người ta thường dùng chữa bệnh giang mai và động kinh. Nước sắc lá làm toát mồ hôi, còn nước sắc rễ và hạt được dùng để diệt giun trong cơ thể người và chữa bệnh đường tiết niệu và mụn nhọt lở loét.

Bài viết cùng chuyên mục

Cẩm thị: gây ngứa da

Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.

Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng

Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.

Quyết chân phù: cây để chữa phong thấp

Ở Vân Nam Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa phong thấp, đau khớp xương, lỵ và dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ngoại thương xuất huyết

Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu

Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt

Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng

Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn

Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.

Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu

Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi

Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích

Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên

Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu

Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.

Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp

Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu

Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.

Ngải lục bình, chữa nóng sốt

Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc

Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy

Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý

Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.

Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài

Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.

Đậu cộ biên, cây thực phẩm

Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.