Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng

2018-05-22 12:35 PM

Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Câu kỷ, Rau khởi - Lycium chinense Mill., thuộc họ Cà Solanaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao đến 1,5m, cành cong và ngả xuống có thể dài tới 4m, không gai hay có ít gai thẳng, màu xám vàng, lá mọc so le, hay tập hợp 3 - 5 cái một; cuống dài 2 - 6mm; phiến thoi - xoan, dài 2 - 6cm, màu lục bóng. Hoa cô độc hay nhóm 3 cái một ở nách lá, đài không lông; tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng dài đến 2cm, đỏ sẫm hay đổ cam, hình trứng; hạt nhiều to 2 - 2,5mm, hình thận.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ - Lycii Cortex Radicis, thường gọi là Địa cối bì, có khi dùng cả quả - Fructus Lycii. Lá có thể dùng để ăn như lá rau Khủ khởi.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Tây Á châu, cũng mọc hoang đó đây ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, được nhập vào trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam... Người ta thường trồng làm cây cảnh và lấy các bộ phận làm thuốc. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô. Còn quả thu hái lúc chín, phơi trong râm; khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học

Trong rễ có betain, lyciumanid, sugiol, acid malissic. Trong quả có betain, acid ascorbic, acid nicotianic. Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, tro 1,37%, rất giàu vitamin A.

Tính vị, tác dụng

Địa cốt bì có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm mát huyết, mát phổi. Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết. Lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh lương giải độc, trừ phiền, an thần, tiêu nhiệt, tán nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả Câu kỷ dùng làm thuốc cường tráng chữa chứng tiêu khát, lưng và chân suy yếu, chuyên chữa về bệnh mắt do suy dinh dưỡng; cũng dùng làm hạ đường huyết. Thường dùng ngâm rượu. Vỏ rễ dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu. Lá dùng làm rau ăn (Rau khởi) có nhiều tác dụng:

Rau khởi bình can: Người can hoả nặng, thường đầu choáng mắt hoa, thần trí bứt rứt, đêm ngủ không yên, có thể xào rau ăn với đường hoặc nấu canh ăn. Người mắt đỏ khô, gốc mắt nhiều ghèn, ăn rau khởi có công hiệu tốt. Người can hoả đặc biệt vượng, ngoài việc ăn nhiều canh rau khởi, dùng rễ cây Câu kỷ (Địa cốt bì) 5 chỉ. Xuyên tâm liên 1 chỉ. Câu kỷ tử 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ, nấu nước uống thay trà, có công hiệu đối với người hay nóng mắt. Người huyết hư, can hoả vượng có thể nấu canh rau khởi với gan lợn, gan gà cũng rất có ích.

Rau khởi thanh phế: Trẻ em sau khi ban sởi mọc, phổi rất nhiệt, nên dùng rau khởi và măng tre nấu nước uống. Để chữa các bệnh như ho gà, lao phổi, bệnh sốt cao, dùng rau khởi và vỏ rễ của nó nấu nước thay trà.

Ghi chú

Trong Dược điển của Trung Quốc, với tên Địa cốt bì người ta sử dụng vỏ rễ của 2 loại: Câu Kỷ -Lycium chinense Mill. và Ninh hạ câu kỷ hay Trung Ninh câu kỷ - Lycium barbarum Ait.; còn Câu kỷ tử là quả của cây Ninh hạ câu kỷ. Ninh hạ câu kỷ là cây nhỏ có nhánh mảnh, và trườn khá dài, lá xoan ngọn giáo dài 2 - 3cm, rộng 2 - 5mm, tù; hoa trắng tía, ống tràng dài hơn cánh hoa. Quả nang xoan, đỏ da cam hay hồng, có kích thước 10 - 20mm x 5 - 10mm. Quả chứa betain, zeaxanthin và physalein có tác dụng kích dục, các lá non chứa acid cyanhydric.

Bài viết cùng chuyên mục

Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho

Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Mào gà, cầm máu khi lỵ ra máu

Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau

Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho

Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa

Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử

Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt

Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm

Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân

Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.

Cam hôi: thuốc trị ho

Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm

Mán đỉa: tắm trị ghẻ

Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm

Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản

Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt

Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.

Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da

Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da

Cang mai: chữa ho, cảm sốt

Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng

Mai: chữa uất muộn tâm phiền

Vị hơi chua, mặn, tính bình; có tác dụng khai uất hoà trung, hoá đàm, giải độc, Được dùng chữa uất muộn tâm phiền, can vị khí thống, mai hạch khí sang độc, tràng nhạc.

Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy

Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Nhũ mộc: dùng uống như sữa

Gốc ở Nam Mỹ châu, được nhập trồng trong tất cả các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, có trồng ở Quảng Trị, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh

Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô